Gỡ bỏ “rào cản” khuyến mại: Doanh nghiệp vẫn gặp khó
Thị trường điện lạnh mùa “tăng nhiệt”: Hãy là người tiêu dùng thông thái | |
Cấm khuyến mại đối với mặt hàng rượu, thuốc lá |
“Tri ân” người tiêu dùng cũng bị can thiệp?
Sau khi Dự thảo Nghị định về phát triển hạ tầng thương mại được Bộ Công Thương đưa ra, ngay lập tức vấp phải ý kiến phán đối từ các doanh nghiệp (DN), siêu thị, các chuyên gia kinh tế…thậm chí là ngay cả người tiêu dùng.
Dỡ bỏ mức trần khuyến mại, doanh nghiệp vẫn gặp khó khi muốn tri ân khách hàng. |
Tuy nhiên, lý do được các cơ quan Nhà nước đưa ra cho việc quản lý khuyến mại với các DN là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh các trường hợp DN và siêu thị tự nâng giá lên rồi tiến hành hạ giá “khủng” và gọi đó là chương trình khuyến mãi. Trước ý kiến này nhiều người cho rằng, vậy việc quản lý khuyến mại và bảo vệ người tiêu dùng đã thật sự đúng cách và hiệu quả?.
Có thể thấy, đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan quản lý Nhà nước quyết định can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã có những chính sách về khuyến mại nạp thẻ cào điện thoại. Cụ thể, ban đầu các nhà mạng cung cấp dịch vụ khuyến mãi 100%, mỗi khi có chương trình khuyến mãi, các thẻ cào sẽ được nhân đôi mệnh giá.
Thế nhưng, không lâu sau đó bằng Thông tư số 11/2010/TT-BTTTT, Bộ TT&TT đã quy định giá bán thẻ nạp tiền khi khuyến mãi không được vượt quá 50% mệnh giá. Một thời gian sau, Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT tiếp tục ra đời với quy định, tổng giá trị tối đa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại cho thuê bao dịch vụ thông tin di động trả trước không được vượt quá 20% tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động. Trước những quy định này, không ít ý kiến đã cho rằng, Bộ TT&TT đã can thiệp quá sâu vào quyền quyết định kinh doanh của DN và người thiệt thòi là chính người tiêu dùng.
Trước đó, Luật Thương mại 2005 và Nghị định hướng dẫn (Nghị định 37/2006/NĐ-CP) cũng quy định DN không được khuyến mại bằng hình thức giảm giá vượt quá 50% giá bán sản phẩm. Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian thực hiện, quy định này đã gây cản trở không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN và các nhà bán lẻ (trước đó các DN có thể khuyến mại lên đến 70 – 80% giá trị sản phẩm).
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, các quy định nhằm quản lý khuyến mại của các DN là hành động Nhà nước đang can thiệp quá sâu vào quyền kinh doanh, khuyến mại của DN.
Khi bị kiểm soát, sự thiệt thòi sẽ rơi vào chính quyền lợi của người tiêu dùng. “Nhà nước nếu có quản thì nên quản “khuyến mại thật” tránh tình trạng DN nâng giá lên rồi khuyến mại, chứ không thể quy định khuyến mại bao nhiều lần trên 1 năm, hoặc khống chế “room” khuyến mại của DN”, ông Phú nhấn mạnh.
Doanh nghiệp vẫn gặp khó
Có thể nói, việc chạy các chương trình khuyến mại được các DN thực hiện đều có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Khi thì theo các chương trình chào hàng sản phẩm mới, khi thì giải quyết hàng tồn kho, lúc lại chạy doanh số cho một mặt hàng nào đấy, hoặc thậm chí đây được xem như một hoạt động mang tính chất tri ân với người tiêu dùng. Vì thế, không ít người có ý kiến cho rằng, thay vì quản lý số lần khuyến mại, thì chất lượng các sản phẩm khuyến mại như thế nào được người tiêu dùng quan tâm hơn cả.
“Tôi nghĩ, thay vì quản lý số lần khuyến mại và giá trị phần trăm khuyến mại, thì Nhà nước nên có biện pháp quản lý sao cho các DN, siêu thị thực hiện việc khuyến mại thật. Bởi lẽ, nhiều sản phẩm có thương hiệu khi DN, siêu thị thực hiện khuyến mại người tiêu dùng mới có cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý”, chị Thanh, chủ cửa hàng tiện ích ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ.
Sau hơn 10 năm bị “áp” quy định trần khuyến mãi, tới đây quy định này sẽ được dỡ bỏ. Cụ thể, theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật thương mại, DN tổ chức chương trình khuyến mãi tập trung có thể áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mãi là 100%, thay vì 50% như trước đây, kể từ ngày 15/7/2018.
Bên cạnh việc Nghị định trên sẽ không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa 100% khi thực hiện khuyến mại, giảm giá cho các nhóm hàng bình ổn giá, thực phẩm tươi sống. Bởi hai nhóm này thuộc nhóm nhu yếu nhạy cảm, cần linh hoạt điều tiết theo nhu cầu thị trường, thì những điều khoản liên quan khác sẽ khiến DN khó có thể thực hiện được.
Theo ông Vũ Vinh Phú, việc dỡ bỏ mức trần 50% khuyến mại là hợp lý (nếu thật sự áp dụng tất cả DN, tất cả thời điểm), nhưng Nghị định 81/2018/NĐ - CP vẫn mang nặng cơ chế “xin – cho” bởi, các chương trình khuyến mại 100% này vẫn do cơ quan Nhà nước chủ trì tổ chức trong một khoảng thời gian xác định (theo giờ, ngày, tuần, tháng…). Do đó, DN dù ít hay nhiều nếu muốn khuyến mại 100% vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước.
Trước vấn đề này nhiều DN cũng cho rằng, việc xóa “trần” khuyến mãi đã tạo thêm sự thông thoáng cho DN sản xuất, người kinh doanh song đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn với những chiêu khuyến mại ảo.
Điều này vẫn luôn là băn khoăn của người tiêu dùng và những DN thực hiện các chương trình khuyến mãi thực chất. Và đây mới là chức trách, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, đây mới là phần việc cần cơ quan quản lý Nhà nước quản lý thật chặt chẽ bằng các khuôn khổ pháp lý và quy định cụ thể.
Liệu các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành chủ trì, quản lý các đơn vị thực hiện các chương trình khuyến mại như thế nào? Có cách nào để kiểm soát các hiện tượng nâng giá, khuyến mãi ảo, sử dụng hàng kém chất lượng để khuyến mại…như đã từng được đề cập trước đây? Đó là những nghi ngại của không ít người tiêu dùng. Vì thế, thay vì khống chế thời gian khuyến mại, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến giá trị, chất lượng hàng khuyến mại, khi đó quyền lợi người tiêu dùng mới thực sự được bảo đảm.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05