Giáo trình dạy ngoại ngữ: Cần Việt hóa cho phù hợp

Từ trước đến nay, việc sử dụng giáo trình ngoại ngữ của nước ngoài để giảng dạy trong nhà trường mà không qua công đoạn điều chỉnh, được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ thấp.
Bí quyết giỏi ngoại ngữ với chi phí thấp
Kỹ năng mềm và ngoại ngữ vẫn là hạn chế của sinh viên
Cha mẹ dành 13% tổng thu nhập tháng cho con học ngoại ngữ

Nội dung đơn điệu, học sinh học vẹt

Trên thực tế, từ trước đến nay, các trường từ cấp tiểu học, phổ thông cho đến đại học vẫn đang sử dụng giáo trình ngoài ngữ, phổ biến là giáo trình dạy tiếng Anh của nước ngoài mà chưa được biên soạn lại cho phù hợp. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, không có giáo trình nào của nước ngoài đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của Bộ GD&ĐT cũng như nhu cầu giảng dạy tiếng Anh ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Phản ánh về nội dung giáo trình hiện nay ở cấp THPT, em Việt Hưng (trường THPT Lê Quý Đôn) chia sẻ: “Chương trình tiếng Anh ở lớp 10-12 quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu, chỉ cần nắm cơ bản, lúc thi tốt nghiệp cầm chắc điểm trung bình mà chẳng cần học thêm gì nữa. Bạn nào chăm học cũng chỉ đảm bảo chắc phần ngữ pháp, còn nghe, nói thì vẫn phải luyện thêm ở bên ngoài nhiều”.

Giáo trình dạy ngoại ngữ: Cần Việt hóa cho phù hợp
Nội dung môn học ngoại ngữ ở cấp tiểu học vẫn là những câu hỏi đáp đơn điệu. (ảnh minh họa)

Trong 8 môn thi của kỳ thi THPT quốc gia, môn ngoại ngữ được đánh giá là có phổ điểm “thê thảm” nhất. Trong các môn ngoại ngữ, tiếng Anh có số thí sinh đông nhất với gần 552 nghìn em. Một chuyên gia phân tích số liệu đã tính: “Điểm trung bình môn tiếng Anh là 3.84, độ lệch chuẩn 1.71, nhưng trung vị chỉ 3.25, cho thấy phân bố không chuẩn. Chỉ có 20% thí sinh có điểm tiếng Anh cao hơn 5”.

Cô Phương Anh, giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường cấp 3 ở Hà Nội, nhận định: “Chức năng của giáo viên là dạy theo hết sách giáo khoa. Tuy nhiên, đề thi lại không chỉ nằm trong sách giáo khoa mà còn mở rộng hơn. Bên cạnh đó là ý thức học sinh, nhiều em làm bài khoanh bừa cho có điểm...”.

Mới đây, Võ Thị Mỹ Linh, một du học sinh tại Nepal từng nổi tiếng với bức tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các hoạt động thiện nguyện đã từng gây xôn xao dư luận bởi những lập luận khá sắc bén về nội dung giáo trình dạy ngoại ngữ tại Việt Nam trên trang facebook cá nhân của mình. Theo Mỹ Linh, thay vì việc nhai đi nhai lại những câu hỏi đáp đơn điệu như: Bạn tên là gì? Bạn đến từ đâu trong suốt 5 năm của cấp tiểu học thì nên bắt đầu dạy ngoại ngữ bằng những câu chuyện, đề tài gần gũi với đời sống, sinh hoạt hàng ngày. “Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry... những cái tên không phải của người Việt và những địa danh trong sách cũng ở nước Anh. Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày, bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza...”, Linh nói.

Cần biên soạn giáo trình cho phù hợp

Phản ánh về thực trạng năng lực của giáo viên, anh Nguyễn Hữu Chính (Đống Đa – Hà Nội) cho biết: “Con tôi học tiếng Anh từ trung tâm và internet. Cháu nghe và hiểu được khi xem phim nước ngoài và tự tin trao đổi với người các nước nói tiếng Anh, nhưng khi đến lớp cháu không được điểm cao vì phát âm không giống như cô giáo, cháu cảm thấy bức xúc bởi... cô nói gì con không hiểu mà cô cứ bắt con nói theo cô".

Điều đó cho thấy, giáo trình dạy ngoại ngữ đang lộ rõ những bất cập. Vì thế, việc thay đổi giáo trình cho phù hợp với chủ chương là việc làm cần tập trung trong giai đoạn hiện nay. Xoay quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến đóng góp khá hữu ích. Cô Cao Hải Tùng (Hiệu phó trường THCS Nguyễn Tri Phương) cho rằng, việc giữ nguyên những bối cảnh trong giáo trình dạy ngoại ngữ hiện tại theo tôi cũng là một hình thức giúp các em nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Hiện nay, có những chương trình sinh hoạt cộng đồng, kết nối...với mục đích tạo cơ hội giao lưu học hỏi cho đối tượng là học sinh, sinh viên các nước với nhau. Từ nội dung được biên soạn trong giáo trình sẽ giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp với các bạn nước ngoài. “Theo tôi, dù được biên soạn lại đi chăng nữa, cũng vẫn nên giữ lại một số nội dung như sách giáo khoa hiện hành. Chúng ta có thể chỉnh sửa hoặc làm mới nội dung này bằng nhiều cách như thêm một số bài viết về Việt Nam hoặc cho thêm một số bài tập so sánh. Ví dụ trong giáo trình có các bài giới thiệu về quê hương, trò chơi truyền thống của trẻ em nước Anh, Mỹ... chúng ta có thể cho thêm bài tập yêu cầu trẻ giới thiệu về quê hương cũng như thói quen sinh hoạt, món ăn truyền thống của Việt Nam”, cô Tùng nói.

Còn theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội tâm lý giáo dục Hà Nội, giáo trình phải gắn với thực tiễn văn hóa của các nước tức là cần Việt hóa giáo trình; sĩ số lớp không quá đông (khoảng 30 em) để đảm bảo việc tiếp thu cho các em và quan trọng không kém là nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. Phản ánh về thực trạng năng lực của giáo viên, anh Nguyễn Hữu Chính (Đống Đa – Hà Nội) cho biết: “Con tôi học tiếng Anh từ trung tâm và internet. Cháu nghe và hiểu được khi xem phim nước ngoài và tự tin trao đổi với người nói tiếng Anh, nhưng khi đến lớp cháu không được điểm cao vì phát âm không giống như cô giáo, cháu cảm thấy bức xúc bởi... cô nói gì con không hiểu mà cô cứ bắt con nói theo cô".

“Thay đổi ở đây là biên soạn chương trình theo con đường xoáy trôn ốc, đi vòng, lên cao dần để trọng tâm cuối cùng vẫn là rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho các em nhưng với chất liệu thay đổi phù hợp với kiến thức chung theo độ tuổi. Về khả năng chuyên môn của các thầy, cô giáo không chỉ ở ở các kỹ năng ngôn ngữ, kể cả ngữ pháp hay phương pháp sư phạm. Cái thiếu lớn nhất là kiến thức gắn với nội dung tiếng Anh hiện đại chỉ đơn giản vì các thầy cô chưa từng được tiếp cận...”, TS. Lâm nhấn mạnh.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh và môn toán trong nhà trường. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, phương pháp này giúp các em vượt qua hàng rào ngôn ngữ, thôi thúc các em phải hiểu và sử dụng các từ tiếng Anh để hiểu về vấn đề mà học sinh quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế số giáo viên có khả năng tiếng Anh tốt ở các trường chỉ đạt dưới mức 50%. Vì vậy, việc dạy song ngữ chỉ nên áp dụng thí điểm ở một số chương, bài...

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động