Giảm thiểu tối đa những tai nạn từ không hiểu biết
Thường Tín tuyên dương 44 công nhân lao động giỏi tiêu biểu | |
EVN Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ nhất năm 2017 |
Hơn 60% nguyên nhân từ con người
Báo cáo tại lễ phát động, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thừa nhận: Chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), cháy nổ có nguyên nhân từ ý thức, kỷ luật lao động kém; kiến thức hạn chế về các yếu tố, nguy cơ mất an toàn từ công nghệ, thiết bị, hóa chất, nguyên vật liệu mới; chất lượng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường và Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp trao Cờ thi đua xuất sắc cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ATVSLĐ |
Về tình hình TNLĐ, BNN, theo thống kê của Bộ LĐTBXH, năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra hơn 7.900 vụ TNLĐ làm trên 8.200 người bị nạn, trong đó, số người chết là 862 người. Đặc biệt, vẫn xảy ra một số vụ TNLĐ rất nghiêm trọng như: Vụ tai nạn ngạt khí tại lò vôi, vụ tai nạn sạt lở vách đá tại tỉnh Thanh Hóa tháng 1/2016; vụ nổ nồi hơi tại tỉnh Thái Bình làm 4 người chết và 11 người bị thương. So với năm 2015, số vụ TNLĐ tăng gần 5% và số người chết do TNLĐ tăng gần 7%. Năm 2016, cả nước cũng đã phát hiện 3.267 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.
Tình hình cháy, nổ vẫn có xu hướng gia tăng tại một số loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong khu công nghiệp, khu chế xuất và trong các cơ sở sản xuất tại các làng nghề, khu dân cư. Năm 2016, cả nước xảy ra 3006 vụ cháy, làm 98 người chết, 180 người bị thương và thiệt hại 1.250 tỷ đồng.
Tại lễ phát động, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 2 cá nhân; trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho 26 tập thể và Bằng khen cho 102 tập thể, 74 cá nhân; trao Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐVN cho 31 tập thể, Bằng khen cho 65 tập thể, 32 cá nhân; trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 17 tập thể và 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ- phòng chống cháy nổ năm 2016. |
Về nguyên nhân chính để xảy ra TNLĐ, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, lỗi do yếu tố chủ quan của con người chiếm tới 60%. Trong đó, người sử dụng lao động đã không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo an toàn; không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ hoặc huấn luyện chưa đầy đủ; không bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Về phía người lao động còn vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn ATLĐ và không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Bên cạnh đó, về phía các cơ quan quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, việc xử lý đối với các doanh nghiệp, cơ sở vi phạm còn hạn chế nên chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người còn chậm, ít truy cứu trách nhiệm hình sự với những vụ vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ.
Không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi tất cả
Năm 2017 là năm đầu tiên Chính phủ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, hướng tới mục tiêu công tác ATVSLĐ phải có chuyển biến cụ thể bằng hành động, đó là chủ động phòng ngừa TNLĐ, BNN và xây dựng văn hóa ATVSLĐ trong doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho rằng, sự chuyển biến về ý thức, nhận thức đến những hành động cụ thể, thiết thực nên tần suất TNLĐ, BNN, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ, rủi ro cao trong giai đoạn 2011- 2016 đã giảm gần 5% so với giai đoạn 2006-2010; các hoạt động huấn luyện, kiểm định, đo kiểm môi trường lao động và khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho người lao động được người sử dụng lao động quan tâm, tổ chức ngày một tốt hơn.
Trung bình hằng năm có khoảng 4 triệu người lao động được huấn luyện ATVSLĐ; số cơ sở giám sát môi trường lao động, số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám sức khỏe định kỳ tăng bình quân 10% so với năm 2015; số người lao động đạt sức khỏe loại I và loại II chiếm trên 60%.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải xem xét công tác đảm bảo ATVSLĐ trong mọi quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh và bằng những hành động, giải pháp cụ thể trong công việc hàng ngày, hàng ca lao động của mỗi người lao động, người quản lý sản xuất và người sử dụng lao động. Chúng ta không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của người lao động; phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, sức khỏe và tính mạng của người lao động”.
Đánh giá cao chủ đề hướng tới trong Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ nhất của Việt Nam, ông Chang Hee Lee- Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam khẳng định: ILO đánh giá cao những nỗ lực và tiến bộ mà Chính phủ Việt Nam đã đạt được với việc thông qua và thực hiện Luật ATVSLĐ. Đây là cột mốc đánh dấu nỗ lực mở rộng phạm vi bảo vệ tới cả khu vực kinh tế phi chính thức.
Hàng ngàn khóa tập huấn chuyên môn về an toàn được triển khai mỗi năm đã giúp môi trường làm việc tại Việt Nam trở nên an toàn và đảm bảo sức khỏe hơn. Việt Nam cũng là nước thành viên duy nhất tại khu vực Đông Nam Á đã phê chuẩn cả hai Công ước ILO về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và khung chính sách thúc đẩy an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đây là hai bộ tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực này.
“Tháng hành động năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác huấn luyện và đào tạo vốn đã được thể hiện rõ trong Luật ATVSLĐ của Việt Nam. Huấn luyện và đào tạo là cách thức hiệu quả giúp người lao động biết tới và học được những kỹ năng, kiến thức giúp họ thay đổi hành vi vì một môi trường làm việc an toàn hơn. Việc đầu tư vào công tác huấn luyện không chỉ giúp thúc đẩy văn hóa an toàn và giảm thiểu các rủi ro tai nạn, mà còn góp phần gia tăng năng suất lao động”, ông Chang Hee Lee nhấn mạnh.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50