Gánh nặng thuế, phí thách thức sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Thương mại điện tử - sân chơi chuyên nghiệp | |
Tiếp tục công khai 113 doanh nghiệp nợ thuế | |
Một doanh nghiệp "đòi nợ" Bộ Tài chính hơn 20 tỉ đồng |
Chỉ còn khoảng 7% hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam phải chịu thuế |
Cạnh tranh khốc liệt
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, tham gia AEC, sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, không chỉ tại các nước ASEAN mà ngay cả ở thị trường nội địa. “70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hoàn toàn không tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ hoạt động nội địa, nhưng không vì vậy mà sức ép cạnh tranh không ập đến với họ. Khác với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), AEC tạo sức ép toàn diện đối với Việt Nam về cạnh tranh trên thị trường nội địa, vì gần như Việt Nam sản xuất gì, ASEAN có sản phẩm đó. Trong khi đó, người dân mỗi nước lại đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm của nước họ hơn” - bà Phạm Chi Lan phân tích.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải không ít rào cản từ trong nước, đặc biệt là gánh nặng thuế, phí, thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp. Chẳng hạn, 1 quả trứng phải “cõng” 14 loại thuế, phí, một con lợn chịu 51 loại thuế, phí. Bà Phạm Chi Lan thẳng thắn nói: “Nhiều báo cáo Việt Nam xếp Việt Nam đứng thứ hai, thứ ba về sự sẵn sàng khi tham gia AEC nhưng đây chỉ là hình thức. Bởi, khi thực hiện các giải pháp hội nhập, chúng ta lại làm phát sinh nghịch lý tích cực tự do hóa bên ngoài, hạn chế tự do hóa bên trong. Mặc dù, Việt Nam đã giảm hàng loạt hàng rào thuế quan đối với các nước khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng đối với doanh nghiệp trong nước nhiều hàng rào lại dựng lên”.
Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức khi tham gia AEC như cạnh tranh ngày càng gay gắt về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư… PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn nhận định: “Hiện các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động và có mức độ sẵn sàng cho hội nhập AEC chưa cao. Khả năng thực thi chính sách nhằm đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển với ASEAN 6 cũng chưa thực sự hiệu quả”.
Liên kết tạo sức mạnh
Trước thực trạng này, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để khai thác được cơ hội, hạn chế thách thức từ AEC? Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, “Nền tảng trong nước rất quan trọng trong tương lai. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết để tham gia kinh doanh mạnh mẽ hơn. Chúng ta nói nhiều đến hội nhập, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu nhưng trong nước không liên kết thì rất khó ra ngoài liên kết”.
Về phía Nhà nước, TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: AEC là mắt xích quan trọng để Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn nhất. Nhưng để làm được điều đó, Chính phủ cần lồng ghép hội nhập vào các chiến lược phát triển, chính sửa thể chế và pháp luật tương thích với nguyên tắc “chơi” và chuẩn mực mới; Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp thông tin và pháp lý. Bản thân bộ máy Nhà nước phải thân thiện, tích cực và chủ động hỗ trợ doanh nghiệp. Để hội nhập thành công, cả doanh nghiệp và Nhà nước cần khát vọng, bản lĩnh, chuyên nghiệp, chuẩn mực và học hỏi, liên kết.
TS Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI): AEC không tạo ra cái gì mới, nó chỉ có ý nghĩa về mặt thời điểm vì từ năm 2006, Việt Nam đã có quy định mở cửa hàng hóa. Giai đoạn 2009-2010, thị trường này đã mở cửa dần. Đến đầu năm 2015, Việt Nam đã xóa bỏ gần hết hàng rào thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN, chỉ còn khoảng 7% hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này phải chịu thuế và thời hạn đến năm 2018. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 23:27
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 17:49
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 11:05
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Thông tin doanh nghiệp 21/11/2024 19:24
Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 22:42
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 16:15
Central Retail Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương tại tỉnh Cà Mau và Hòa Bình
Thông tin doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Thông tin doanh nghiệp 14/11/2024 11:33
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà
Thông tin doanh nghiệp 13/11/2024 16:26
Special Night - Cả thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn
Thông tin doanh nghiệp 12/11/2024 10:35