Đổi mới công nghệ giúp hỗ trợ, ứng phó thiên tai
Cuộc thi là một hoạt động trọng yếu của chương trình “Đổi mới công nghệ khắc phục thiên tai”, nhằm nâng tầm quan trọng của những đổi mới về mặt công nghệ giúp hỗ trợ ứng phó thiên tai, bảo vệ cuộc sống ngay cả trước, trong và sau những “cơn giận dữ của thiên nhiên”.
Giám đốc điều hành của AVPN, Chủ tịch Quỹ Prudence, Tổ chức IFRC và đại diện các đơn vị tại lễ trao giải |
Vượt qua hàng nghìn hồ sơ trên toàn thế giới, 5 tổ chức xuất sắc nhất lọt vào chung kết, bao gồm các tổ chức xã hội có lợi nhuận và phi lợi nhuận đã cùng tham gia thuyết trình trực tiếp trước hội đồng giám khảo tại Singapore. Với các hoạt động trải rộng tại các quốc gia gồm Campuchia, Indonesia, Nepal, Bangladesh, Philippines và Đài Loan, 5 tổ chức đã chứng minh cách họ tận dụng các giải pháp công nghệ để phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong khu vực.
FieldSight đã xuất sắc mang về Giải nhất với nền tảng di động hỗ trợ các hoạt động tái thiết, phục hồi sau thiên tai, nhận được khoản tài trợ 100.000 đô la Mỹ để triển khai cũng như nhân rộng giải pháp công nghệ này.
Ông Justin Henceroth - Giám đốc FieldSight chia sẻ: “Tần suất xảy ra thiên tai ngày càng nhiều hơn và mức độ tàn phá ngày càng nặng. Các giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống và khắc phục thiên tai có thể cải thiện việc ứng phó và phục hồi sau thiên tai. Lần đầu FieldSight ra mắt tại Nepal sau trận động đất kinh hoàng năm 2015, sau đó đã được triển khai tại 60.000 địa điểm trên 16 quốc gia khác nhau để theo dõi và giám sát các quy trình đảm bảo chất lượng của các hoạt động nhân đạo và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng hậu thiên tai.
Một kỹ sư sử dụng FieldSight để giám sát việc xây dựng một trường học ở Sarlahi, Nepal. Nguồn: John Wray. |
Cuộc thi “Đổi mới công nghệ khắc phục thiên tai” đã kết nối chúng tôi với những chuyên gia công nghệ cũng như các nguồn tài trợ, điều mà FieldSight không thể có được trước đây. Đây là những kết nối quan trọng đối với FieldSight trong nỗ lực giảm thiểu hậu quả thiên tai ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung”.
Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các thảm họa thiên nhiên. Hơn một tỷ người đang sinh sống tại các quốc gia phát triển trên khắp Châu Á đang phải gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, động đất... Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 200 triệu trẻ em có thể sẽ bị gián đoạn việc học do những ảnh hưởng của thiên tai và điều này có thể kéo dài trong vài thập kỷ tới.
Ông Donald Kanak – Chủ tịch Quỹ Prudence chia sẻ: “Sự tiến bộ của công nghệ không chỉ giúp tăng cường kết nối cộng đồng, mà còn hỗ trợ một mục đích cao cả hơn là bảo vệ cuộc sống. Chúng tôi tin rằng những công nghệ đột phá tại vòng chung kết sẽ tạo nên khác biệt trong việc giúp đỡ các cộng đồng đang sinh sống tại Châu Á có được bước chuẩn bị tốt hơn để ứng phó và khắc phục hậu quả từ thiên tai nhanh hơn. Chúng tôi vô cùng biết ơn các đối tác đã hỗ trợ cuộc thi và mong chờ sẽ được hợp tác với nhiều tổ chức hơn nữa vì một cộng đồng an toàn và kiên cường hơn”.
Là một phần của Chương trình “Đổi mới công nghệ khắc phục thiên tai” nhằm hỗ trợ các tổ chức vì cộng đồng, các tổ chức lọt vào chung kết đã được mời tham dự Hội nghị AVPN từ 26-28/6/2019 ở Singapore để trình bày các giải pháp của mình, tìm kiếm các đối tác hỗ trợ. Đây là hội nghị có sự tham gia của nhiều đơn vị tài trợ cho các dự án xã hội lớn nhất tại Châu Á.
Từ năm 2013, Quỹ Prudence nỗ lực không ngừng để thúc đẩy công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn Châu Á. Chương trình “Đổi mới công nghệ khắc phục thiên tai” hướng đến mục tiêu khuyến khích thêm nhiều tổ chức đóng góp vào lĩnh vực này. Tương tự như những chương trình khác mà Quỹ Prudence đang hỗ trợ tập trung vào các vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai, Safe Steps (các bước an toàn đường bộ) và Safe School (trường học an toàn), chương trình hỗ trợ Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; đặc biệt là mục tiêu 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và mục tiêu 13 (hành động khí hậu) là những chương trình nổi bật trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng
Công nghệ 24/10/2024 16:07
Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ
Công nghệ 21/10/2024 08:25
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm
Công nghệ 16/10/2024 06:57
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công
Công nghệ 21/09/2024 09:53
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?
Công nghệ 15/09/2024 11:01