“Doanh nghiệp sạt nghiệp chỉ bằng một công văn điều hành”

Chỉ vì nội dung thông tư thay đổi, công văn điều hành thay đổi mà doanh nghiệp có thể mất luôn một tài sản đang tốt, thậm chí có những doanh nghiệp còn sạt nghiệp luôn chỉ bằng một công văn điều hành.
“Doanh nghiệp sạt nghiệp chỉ bằng một công văn điều hành”
TS. Nguyễn Đình Cung.
Nói về môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý chính sách kinh tế trung ương (CIEM), nhận định không thể nói bình đẳng, minh bạch được mà là một môi trường kinh doanh của hành chính, xin cho.

“Doanh nghiệp luôn phải thủ phong bì”

Minh chứng cho luận cứ của mình, ông Cung nói về tình trạng về “mớ dây điện” của thông tư, văn bản dưới luật đã tác động tới doanh nghiệp trong thời gian qua. Cụ thể, luật là do Quốc hội ban hành và mỗi năm chỉ có hơn 20 luật được ban hành. Ví như số luật ban hành nhiều nhất là năm 2014 cũng chỉ có 29 luật.

“Doanh nghiệp sạt nghiệp chỉ bằng một công văn điều hành”
Nguồn: CIEM

Tuy nhiên, con số nghị định, quyết định của Thủ tướng, thông tư, văn bản điều hành thì rất nhiều. Ví như nghị định, mỗi năm khoảng hơn 100, cao nhất là năm 2014 với 125 nghị định được ban hành.

Con số thông tư thì gấp mấy lần như thế, lên đến vài trăm, ví như năm 2011 với 746 thông tư, thấp nhất là năm 2014 với 496 thông tư được ban hành. Còn văn bản điều hành thì lên đến con số vài nghìn. Thấp nhất là hơn 3000 văn bản, nhiều nhất là năm 2014 với 3930 văn bản được ban hành.

Theo ông Cung, luật do Quốc hội ban hành, nhưng đã bị “tam sao thất bản”. “Ý chí của Quốc hội vì dân đã biến dạng thành ý chí của các ngành, thậm chí cá nhân liên quan, vài nhóm công chức? Đó là thực trạng của thể chế. Nó như mớ dây điện, tuân thủ thế nào, đúng chỗ này sai chỗ khác. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam luôn phải thủ phong bì”, ông Cung nêu thực trạng.

“Doanh nghiệp sạt nghiệp chỉ bằng một công văn điều hành”
Nguồn: CIEM

Ông Cung bình luận, với sự chi phối luật của thông tư như hiện nay thì “có thể sáng đúng chiều sai sáng mai lại đúng” và điều này tác động đến tài sản doanh nghiệp.

“Một thay đổi như thế có thể doanh nghiệp sạt nghiệp luôn chỉ bằng một công văn điều hành. Họ giải thích lung tung, ông này đến bảo đúng, ông này đến bảo sai. Thể chế như thế tạo sự bấp bênh, rủi ro lớn, chi phí tuân thủ cực cao. Môi trường như thế không thể tính toán dài hạn, doanh nhân bình thường không làm được”, ông Cung bình luận.

Ông Cung nhấn mạnh khi mà doanh nghiệp đi chân chưa thoải mái, trên vai đè nặng thuế, phí, phong bì, đủ thứ. “Thi thoảng có ông lấy gậy chọc. Ta cố gắng đi từng bước, chậm rãi. Thế thì làm sao tiến cùng thiên hạ?”.

Về câu chuyện phong bì, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, kể câu chuyện mà ông biết khi làm việc với doanh nghiệp Thanh Hóa. Theo đó, một xã có 8 doanh nghiệp mới bầu lãnh đạo mới. Ông đã mời 8 doanh nhân đến chiêu đãi ngày doanh nhân, không phải trả tiền. Vậy nhưng khi nhận được thư mời, có đến 7 anh doanh nhân nói phải chuẩn bị phong bì.

“Câu chuyện nói lên một hằn sâu tư tưởng trong doanh nghiệp là cứ đến chính quyền phải mang phong bì. Vậy làm sao để doanh nhân đến chính quyền cảm thấy người ta được tôn trọng”, ông Lộc bình luận.

Ông Lộc nhấn mạnh, tạo việc làm cho cả triệu người dân Việt Nam để thoát nghèo chỉ có doanh nhân chứ không phải Nhà nước. “Không phải lãnh đạo địa phương nào cũng hiểu được như thế. Ai tạo được cả vạn lao động, lo cho cả vạn gia đình, phải phong họ anh hùng cho họ. Người đó phải được bảo vệ, tôn vinh. Tư duy này chưa thành tư duy của công chức, nên họ ứng xử khác”, ông Lộc bình luận.

Ông Lộc đem câu chuyện của NewYork và Cu Ba để dẫn chuyện. “Hai nơi này có dân số gần tương tự nhau. GDP New York trên 1.000 tỷ USD, trong khi Cu Ba chỉ trên 70 tỷ USD. Sự khác biệt ở chỗ Cuba gần như không có kinh tế tư nhân. Trong khi đó, tại Yew York có nhiều biển chỗ đỗ riêng cho xe thương mại, cả xã hội dành ưu tiên nhất cho kinh doanh”, ông Lộc cho biết.

Thay đổi thể chế có dễ?

Một vấn đề nữa, đó là nền kinh tế thị trường ở ta vẫn tồn tại môi trường của hành chính, hay cơ chế xin cho.

“Kinh tế thị trường với tư nhân là động lực thì sở hữu tư nhân phải là chủ yếu, phải được bảo vệ vững chắc. Còn ở ta đất đai, tài nguyên, đang là toàn dân và doanh nghiệp nhà nước. Rất nhiều tài sản đang ở dạng “chết”, không sử dụng được hiệu quả. Vì đại bộ phận nguồn lực nằm trong nhà nước, nhà nước đang sử dụng hành chính phân bổ. Đó là nền tảng kinh tế thị trường của Việt Nam”, ông Cung bình luận.

Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng thừa nhận ở tỉnh nào lãnh đạo gắn bó với doanh nghiệp như anh em, bạn bè thì kinh tế phát triển như tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bắc Ninh…

Tuy nhiên, Nhà nước, thể chế không tự thay đổi, hoàn thiện, nếu như thị trường không thúc đẩy, buộc nó phải thay đổi.

Ông Cung cho rằng doanh nghiệp không thể ngồi chờ. Việt Nam phải bỏ thói quen có luật rồi cần chờ nghị định, thông tư.

“Ta không chấp nhận luật có hiệu lực, chưa có thông tư không vận hành được. Tôi sẽ vận dụng luật đó theo cách có lợi nhất cho tôi. Ta phải thay đổi như thế. Nếu cứ chờ sẽ có thông tư là ý chí một bộ, chưa hẳn tất cả vì lợi ích quốc gia. Họ tạo ra công cụ để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của họ chứ không phải thúc đẩy phát triển”, ông Cung bình luận.

Do vậy, doanh nghiệp cần phải kiến nghị, không chấp nhận thông tư khác luật, đòi hỏi luật đủ rõ để thực hiện. Doanh nghiệp phải chủ động tham gia các cuộc tham vấn chính sách, không để sân chơi này dành cho vài nhóm lợi ích”.

Ông Cung đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp cần chủ động khởi kiện hành chính, với các văn bản hướng dẫn không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích. Nó sẽ tạo áp lực buộc văn bản phải thay đổi. Mười đợt khởi kiện sẽ có thay đổi.

“Cứ lo tòa không chấp nhận thì nó sẽ tiếp tục như thế. Đòi hỏi nhà nước phải thay đổi ta cũng phải thay đổi. Thói quen phong bì phải thay đổi, vì đã tốn kém rồi. Không thể chờ, mà phải là một bên thúc đẩy, buộc thể chế hoàn thiện. Nói thì dễ, làm cực khó. Nhưng không phải bất khả thi. Nếu không có thể chế thị trường đầy đủ, bao dung, thì đàu tàu chỉ là khẩu hiệu thôi”, ông Cung nhấn mạnh.

bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động