Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững: Phải đi theo hướng nào?

Trước đây, một doanh nghiệp muốn tạo dựng được thương hiệu thì ngoài chất lượng, giá thành sản phẩm thì điều kiện tạo ra sự khác biệt. Còn hiện tại, bên cạnh những yếu tố trên, muốn phát triển bền vững các yếu tố về xã hội như điều kiện việc làm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phúc lợi xã hội (lương, thu nhập…) lại đang đóng vai trò quan trọng.
phai di theo huong nao 4 xu hướng lớn để Việt Nam phát triển bền vững
phai di theo huong nao Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường

Phát triển song hành với an sinh

Theo số liệu từ Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) tại Hội nghị “Doanh nghiệp thực hiện an sinh xã hội và tăng trưởng xanh” tổ chức mới đây tại Hà Nội cho thấy: Sau khi tiến hành khảo sát 50 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giày, nhờ thực hiện các chương trình “trách nhiệm xã hội”, trong đó có vấn đề an sinh xã hội mà doanh thu của các doanh nghiệp đã tăng lên 25%, năng suất lao động tăng lên từ 34,3 triệu đồng lên gần 36 triệu đồng/1lao động/1 năm.

phai di theo huong nao
Đảm bảo các vấn đề môi trường, nguồn nhân lực, công nghệ…là “chìa khóa” để doanh nghiệp phát triển bền vững

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, doanh nghiệp còn tạo dựng được hình ảnh đẹp, thân thiết với khách hàng; tạo sự gắn bó, hài lòng của người lao động về nơi làm việc, đặc biệt là thu hút được nhiều lao động có chất lượng cao.

Bà Chu Thị Tiến, Giám đốc Công ty mạ Tiến Hà chia sẻ, việc doanh nghiệp đề cao trách nhiệm với xã hội, với vấn đề an sinh xã hội không chỉ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn, mà còn tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, tích cực với người lao động.

Do đó, đẩy mạnh phương châm làm việc của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm an sinh xã hội, là gắn trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và phát triển một cách bền vững nhất.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp của nhà nước như hệ thống các ngân hàng, viễn thông, dầu khí, thuốc lá…đã xác định được vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược an sinh xã hội gắn với phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn xác định việc thực hiện an sinh xã hội là sự nghiệp của chính bản thân doanh nghiệp.

Về vấn đề này, ông Bùi Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm này, sẽ không thể tiếp cận được thị trường trong nước, cũng như vươn tầm ra thế giới và đó không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho cả quốc gia.

Đồng quan điểm với ông Phương, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đánh giá, khi đề cập đến vấn đề trách nhiệm xã hội, tăng trưởng xanh…nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ lại tăng chi phí.

Thế nhưng, doanh nghiệp nên hiểu rằng đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, hướng đến sự phát triển bền vững. Bởi lẽ, hiện chúng đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá cả đơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm…mà là thời kỳ phải tạo ra được sự cạnh tranh bền vững nhất. Trong đó, các vấn đề liên quan chủ yếu đến cộng đồng như: Y tế, xã hội, môi trường, nguồn nhân lực…đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hành động thay vì chỉ tuyên truyền…

Có thể thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phát triển xanh thì có một bộ phận, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân chưa chủ động quan tâm thực hiện tốt công tác này.

Số liệu đưa ra từ Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (Bộ KHĐT) cho thấy, hiện có đến 70% doanh nghiệp chưa biết đến chứng nhận xanh Việt Nam; 51,3% doanh nghiệp không quan tâm đến biến đổi khí hậu; 62% doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh; 69,5% doanh nghiệp cho rằng, chi phí chuyển đổi mô hình sản xuất sang sản xuất sản phẩm sạch rất cao; 50% doanh nghiệp thiếu công nghệ và nhân lực để thực hiện tăng trưởng xanh…

Đánh giá của các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do xuất phát từ thực tế hiện cả nước vẫn còn hơn 97% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đã thế hầu hết các doanh nghiệp còn thiếu nhận thức về nhiệm vụ xã hội, tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó là vốn ít, nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu cả về số lượng, chất lượng và công nghệ thì chưa đủ khả năng tự tiến hành nghiên cứu triển khai hoặc đổi mới...trở thành rào cản để doanh nghiệp tiếp cận với xu hướng phát triển mới.

Ngoài những nguyên nhân trên, một trong những hạn chế khiến doanh nghiệp chưa tiếp cận được với xu hướng phát triển bền vững, phát triển xanh đó chính là các chính sách ban hành còn chậm, không theo kịp mức độ phát triển tiến bộ chung của khoa học, công nghệ, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Nhiều chính sách chưa đủ sức thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng xanh. Đặc biệt, sự hỗ trợ nguồn lực còn hạn chế.

“Mặc dù Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển xanh gắn với việc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, để các chính sách đi vào cuộc sống vẫn còn một khoảng cách lớn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thế Phương cho hay.

Có thể thấy, việc doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai phát triển xanh hướng đến các lợi ích về môi trường, xã hội, cộng đồng…giờ đây thực sự là một vũ khí chiến lược nhằm nâng cao sự cạnh tranh và tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao khả năng bảo vệ doanh nghiệp và đưa sản phẩm chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển bền vững theo hướng an sinh xã hội và phát triển xanh đòi hỏi nhà nước và doanh nghiệp phải hành động, thay vì chỉ tập trung vào tuyên truyền như hiện nay. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các chính sách phát triển, qua đó, thay đổi tư duy, nhận thức hướng danh nghiệp đến sự phát triển bền vững.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động