Đề xuất tăng thuế môi trường xăng dầu lên 8.000 đồng/lít: Nhiều câu hỏi cần làm rõ
Hà Nội dán tem “soi” các cây xăng từ 19.5 | |
"Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít: Là trách nhiệm của công dân với đất nước"? |
Vào ngày 16/5, phát biểu tại Hội thảo “Thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế” ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho hay: “Về động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước”.
Bên cạnh đó, ông Ruệ còn nhấn mạnh thêm: “Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách”. Theo đại diện Hiệp hội xăng dầu Việt Nam: "Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi”.
Người dân lo ngại giá cả sinh hoạt tăng theo giá xăng. |
Trước đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam nhiều lần đề xuất, ngay năm 2018, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, bù đắp phần hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế, đồng thời cùng xử lý hài hòa 3 lợi ích, lợi ích Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp, nhất quán trong chủ trương đường lối phát triển thị trường xăng dầu trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam.
Theo đánh giá của ông Phan Thế Ruệ, thị trường xăng dầu Việt Nam chịu áp lực bởi cam kết quốc tế và của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết. Tính đến thời điểm hiện nay (2017) mức tiêu thụ xăng dầu vào khoảng 16 triệu m3 tấn, sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 40%, còn lại 60% phải nhập khẩu. Nếu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại thì khả năng cân đối đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Thông tin này đã và đang nhận được nhiều phản ứng của dư luận. Phần lớn ý kiến đều bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, việc áp mức thuế cố định quá cao đối với mặt hàng xăng, dầu có lợi cho công tác quản lý ngân sách, nhưng lại gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi phải “gánh” thêm nhiều chi phí từ loại thuế này. Anh Bùi Quang Huy (Đông Anh – Hà Nội) cho biết, anh đi làm xa 30km, sáng đi tối về. Tiền xăng mất 30 nghìn/ngày. Lương 7 triệu/tháng, tiền xăng bằng 1/7 tiền lương. Vừa rồi mình có dịp đi công tác ở Đài Loan mới thấy giá xăng khá cao (28 ngàn đồng/ lít) đấy nhưng thu nhập trung bình của một lao động phổ thông là 20 triệuđồng/ tháng. Vì thế mong nhà nước có sự tính toán sao cho hợp lý để người dân có thể cân bằng được cuộc sống của gia đình...”
Đồng quan điểm với đại đa số ý kiến của người dân, với góc độ chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết, thuế là một trong những yếu tố cấu thành giá nên thu ngân sách qua xăng dầu với cơ quan nhà nước có thể là cách dễ thu và thất thu ít. Nhưng nếu tăng thu quá theo cách này sẽ tạo ra những hiệu ứng hết sức tiêu cực cho nền kinh tế bởi khi thuế tăng thì giá sẽ tăng.
Đặc biệt, TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, người dân sẵn sàng chịu mức tăng thuế xăng lên 8000 đồng /lít nếu có câu trả lời thoả đáng các yêu cầu: Tăng thuế môi trường là để phục vụ cho vấn đề bảo vệ môi trường hay tăng thuế môi trường chỉ để tăng ngân sách bù cho việc thuế nhập khẩu còn 0%. Nếu để tăng ngân sách thì yêu cầu phải dùng thuế khác chứ không phải tăng thuế môi trường...? |
Cụ thể, xăng lên, cước vận tải sẽ lên. Các công ty có sử dụng đến xăng thì giá thành sản phẩm cũng lên, như vậy sẽ kéo theo hàng loạt các hàng hóa dịch vụ lên theo, nên bạn không trực tiếp dùng đến xăng cũng phải chịu giá thành cao của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu chi phí tăng lên sẽ hạn chế cạnh tranh và là rào cản cho các doanh nghiệp. Thu nhập người dân còn thấp thì những yếu tố đó sẽ tác động tới sản xuất và tiêu dùng dẫn đến tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng giá rẻ của Thái Lan, Trung Quốc... để phục vụ nhu cầu mà quay lưng với nền sản xuất nước nhà. “Đây là cách điều hành chỉ nhìn vào việc thuận lợi trong quản lý của bộ máy chứ chưa nhìn về việc kiến tạo một môi trường kinh doanh thông thoáng cho thị trường, doanh nghiệp" -TS Nguyễn Văn Nam nói.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ của người dân rất quan tâm chính là việc Thuế Bảo vệ môi trường sẽ tăng lên 8.000 đồng/lít, nhưng đến nay cơ quan quản lý chưa có lộ trình cụ thể cũng như chưa làm rõ việc chi các khoản tiền thu dưới danh nghĩa thuế bảo vệ môi trường ở đâu, như thế nào? Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng: Nghịch lý “người bán hàng muốn tăng thuế” đã thể hiện rõ nhất dấu hiệu của lợi ích nhóm. “Nếu toàn bộ số tiền thu thuế (8.000đ/lít tương đương với gần 50% giá trị lít xăng) chi cho bảo vệ môi trường mà được minh bạch và dân thấy có ích lợi thì chắc chắn ai cũng sẽ cũng đóng . Tuy nhiên, thử hỏi các cơ quan chức năng hay Hiệp hội xăng dầu có làm rõ và đảm bảo toàn bộ số tiền được chi cho khắc phục, cải thiện môi trường không hay đây chỉ là cái cớ?” – TS Nguyễn Văn Nam nói.
Đặc biệt, TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, người dân sẵn sàng chịu mức tăng thuế xăng lên 8000 đồng /lít nếu có câu trả lời thoả đáng các yêu cầu: Tăng thuế môi trường là để phục vụ cho vấn đề bảo vệ môi trường hay tăng thuế môi trường chỉ để tăng ngân sách bù cho việc thuế nhập khẩu còn 0%. Nếu để tăng ngân sách thì yêu cầu phải dùng thuế khác chứ không phải tăng thuế môi trường...?
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16