Để có môi trường làm việc an toàn: Người lao động phải bày tỏ chính kiến
Xây dựng môi trường làm việc không thuốc lá | |
Ý nghĩa thiết thực từ cuộc thi “Cải thiện môi trường làm việc” |
Đó là nhận định của đại diện nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, cán bộ công đoàn, chủ DN và NLĐ tại cuộc tọa đàm “Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động” do báo Lao Động phối hợp với Quỹ châu Á tổ chức sáng 23/4 tại Hà Nội. Cuộc tọa đàm do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng chủ trì.
DN mới chú trọng lợi nhuận
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ước tính mỗi năm, số người chết do tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp trên phạm vi toàn cầu là 2,34 triệu người, trong đó, số người chết do bệnh nghề nghiệp khoảng 2,02 triệu người. Thiệt hại kinh tế do tai nạn và bệnh nghề nghiệp ước tính mỗi năm 4% GDP toàn cầu, khoảng 2.800 tỷ USD. Ở Việt Nam, những năm gần đây, số vụ TNLĐ và̀ bệnh liên quan đến nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Theo công bố mới nhất của Bộ LĐTBXH, năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ, trong đó số vụ chết người là 592 vụ, số người chết là 630 người, số người bị thương nặng 1.544 người. Còn theo báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2013 của Bộ Y tế, tính đến hết năm 2013, có gần 28,000 NLĐ mắc mới các bệnh liên quan đến công việc. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp nhiều lần. Ước tính thiệt hại về tài sản và chi phí bồi thường lên tới 100 tỷ đồng mỗi năm.
NLĐ luôn mong muốn có môi trường làm việc an toàn |
Ông Michael Digregorio, Trưởng đại diện Quỹ châu Á cho rằng, phần lớn các vụ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp được xác định có nguyên nhân từ người sử dụng lao động và bản thân NLĐ. Người sử dụng lao động chưa xây dựng được quy trình, biện pháp làm việc an toàn, chưa huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ, chưa đầu tư đúng mức cho môi trường làm việc. Trong khi đó, NLĐ lại chưa nhận thức được hết về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra, thiếu các văn bản luật pháp, chính sách đảm bảo cho NLĐ về quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng khẳng định: Chất lượng quản lý ATVSLĐ liên quan trực tiếp tới năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của DN. Muốn xây dựng và phát triển DN thịnh vượng, bền vững NSDLĐ phải coi ATVSLĐ là một phần không thể tách rời của quá trình sản xuất; coi NLĐ không đơn thuần là đối tượng quản lý mà là chủ thể quản lý, có cơ chế đào tạo và khuyến khích họ tham gia vào quá trình quản lý ATVSLĐ. |
Từ thực tế của tỉnh Hà Nam, ông Lê Hồng Quân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khẳng định, hiện các DN ít đầu tư chi phí để khắc phục những yếu tố ảnh hưởng xấu đến môi trường như bụi, tiếng ồn, trong khi đó thị trường có rất nhiều phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo. Các điều kiện để NLĐ được làm việc trong không gian an toàn (như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, thông gió, dây điện, thiết bị áp lực...) chưa được bảo đảm. Thậm chí, ở không ít DN, nhất là các DN ngoài nhà nước, nhiều máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất không bảo đảm an toàn vẫn được đưa vào sử dụng. “Theo khảo sát có 57,2% công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao; 52% làm việc trong môi trường có nhiều bụi; 37% làm việc trong môi trường nóng bức; 22% làm việc trong môi trường có hóa chất, khí độc hại; vẫn còn gần 15% công nhân phải làm việc trong môi trường thiếu sáng”, ông Quân chia sẻ.
TS. Nguyễn Thắng Lợi, Phó Giám đốc Trạm quan trắc và phân tích môi trường lao động – Viện Nghiên cứu BHLĐ (TLĐ) cũng cho rằng, nguyên nhân của tình trạng TNLĐ và bệnh nghề nghiệp xảy ra nhiều với NLĐ là do các mối nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất - một nội dung quan trọng của quản lý ATVSLĐ, nhưng chưa được quản lý hiệu quả.
Người lao động phải tự bảo vệ mình
Để NLĐ được cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, các đại biểu cho rằng, chất lượng quản lý ATVSLĐ liên quan trực tiếp tới an toàn tính mạng và sức khoẻ của NLĐ, vì vậy, hơn ai hết, NLĐ cần phải biết cách tự bảo vệ mình. NLĐ cần nhận thức rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với ATVSLĐ được pháp luật thừa nhận và thực hiện một cách nghiêm túc. Kiên quyết từ chối làm việc nếu thấy có mối nguy hại đe doạ trực tiếp tính mạng và sức khoẻ. Thực hiện nghiêm quy trình làm việc an toàn đối với máy, hoá chất và công việc. Sử dụng, bảo quản, bảo trì tốt các hệ thống đảm bảo an toàn, vệ sinh và phương tiên bảo vệ cá nhân. Học tập nâng cao kiến thức về ATVSLĐ để có thể tự nhận diện được các mối nguy hại và biết cách kiểm soát, phòng ngừa chúng hiệu quả…
Đại diện NLĐ tham dự hội thảo, chị Bùi Hoài Dung- cán bộ phụ trách Y tế Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu – Nước giải khát Hà Nội thừa nhận, chính ý thức quan tâm tới sức khỏe của bản thân mang lại cho NLĐ sức khỏe ổn định, hạn chế các sự cố đáng tiếc về sức khỏe xảy ra tại nơi làm việc và phòng bệnh lâu dài cho bản thân. NLĐ cần có trách nhiệm với môi trường làm việc. Tự giác trang bị cho bản thân các kiến thức an toàn vệ sinh lao động. Khi vận hành máy móc thực hiện đúng quy trình, không làm tắt, làm ẩu, sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở với đồng nghiệp giúp tâm lý thoái mái, tránh căng thẳng. “Chính ý thức trách nhiệm của NLĐ trong cải thiện môi trường làm việc góp phần làm cho môi trường lao động ngày một hoàn thiện, giảm các yếu tố có hại, phòng bệnh nghề nghiệp, tránh tai nạn lao động”, chị Dung nói.
Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch CĐ Cty cổ phần supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao cho rằng, Công đoàn cũng phải có trách nhiệm đối với việc đảm bảo môi trường làm việc tốt như khuyến khích NLĐ bày tỏ chính kiến, sáng tạo, cần làm cho NLĐ thấy rằng họ thực sự là những người làm chủ DN và quyền lợi của họ luôn gắn liền với sự phát triển của DN, đồng thời NLĐ phải được đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cần thiết, từ trang bị bảo hộ, các vật dụng phục vụ, thiết bị hỗ trợ công việc, môi trường làm việc đến chế độ bồi dưỡng tại chỗ.
Còn bà Đồng Thị Thanh Hà, Tổng giám đốc Cty cổ phần Dệt may SuperTex dẫn lời bà Phạm Nguyên Cường, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới của Bộ LĐTBXH: Nhà nước phải có những chính sách dẫn đường để người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời phải có chính sách để bảo vệ một cách toàn diện nhất chứ không thể đơn lẻ những DN có nhận thức tốt thì làm còn những DN không có nguồn lực hay nhận thức thì chưa giải quyết được, phải tạo ra một bình diện chung cho tất cả mọi NLĐ được thụ hưởng.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42