Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ: Cần đổi mới nội dung, phương pháp
Cán bộ công đoàn phải “ba cùng” với công nhân | |
Hơn 150 cán bộ CĐ tham dự tập huấn về an toàn lao động |
Hàng ngàn cán bộ CĐ được bồi dưỡng nghiệp vụ
Nhận thức tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ, ngay từ đầu mỗi năm, Ban thường vụ LĐLĐ thành phố chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tới các cấp CĐ thủ đô. LĐLĐ thành phố chỉ đạo các cấp CĐ xây dựng kế hoạch, phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp.
Ông Dương Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp cán bộ CĐ Hà Nội, cho biết: Những nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ thủ đô tập trung là bồi dưỡng lý luận, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về công tác CĐ cho đội ngũ cán bộ CĐCS và CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở; bồi dưỡng chuyên sâu và nâng cao theo các chuyên đề công tác CĐ, kịp thời bổ sung các văn bản, kiến thức mới do Đảng, Nhà nước ban hành liên quan đến NLĐ và tổ chức CĐ.
Hội nghị tập huấn công tác tổ chức của LĐLĐ thành phố |
Cũng theo ông Dương Văn Tiến, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ Thủ đô thời gian qua đã có nhiều đổi mới, được thực hiện theo phương pháp truyền thống kết hợp với đào tạo tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, phù hợp với nội dung, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, trường Trung cấp Công đoàn Hà Nội đã tổ chức được 14/34 lớp đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND thành phố cho 1.144/4.010 học viên. LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ tổng công ty, CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở cũng dành kinh phí tổ chức hoặc phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện, thị xã... tổ chức 50 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ CĐ cho 4.012 lượt cán bộ CĐ.
Cùng với đó, các cấp CĐ cũng chủ động tổ chức và phối hợp với chuyên môn cử cán bộ CĐ tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, kiến thức an ninh quốc phòng v.v... Đặc biệt, LĐLĐ thành phố còn tranh thủ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và CĐCS thông qua việc cử 6 cán bộ tham gia lớp tập huấn thuộc dự án “Nâng cao năng lực CĐ trong ngành Dệt- May và chương trình Beter Work Việt Nam ” giai đoạn IV (2015-2016) do tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và APHEDA tài trợ ; cử 10 cán bộ CĐ tham gia chương trình hợp tác giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng CĐ Na uy và Hiệp hội giới chủ Na uy về đào tạo cán bộ CĐ và sử dụng lao động nhằm nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 2014-2017.
Theo đánh giá của LĐLĐ thành phố, thông qua việc đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, các cấp CĐ đã trang bị cho đội ngũ cán bộ CĐ kỹ năng, nghiệp vụ CĐ cơ bản và chuyên sâu, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ CĐ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ.
Còn nhiều tồn tại
Cũng theo đánh giá của LĐLĐ thành phố, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ ở thủ đô vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Ở một số đơn vị, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chậm đổi mới về nội dung, phương pháp tổ chức tập huấn chưa gắn với thực tiễn. Đội ngũ giảng viên trường Trung cấp CĐ Hà Nội còn thiếu về số lượng, thiếu kiến thức thực tiễn, phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyến nên chất lượng giảng dạy còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ. Một số đơn vị do chưa có sự cân đối trong việc sử dụng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo với các nội dung hoạt động khác nên việc dành kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng mới đạt ở mức thấp.
“Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ cần được đổi mới về nội dung, phương pháp, linh hoạt về địa điểm, thời gian cho phù hợp với từng loại hình cơ sở. Mỗi cuộc tập huấn cần cô đọng, rút gọn thời gian từ 2-3 ngày xuống còn 1-2 ngày; ban tổ chức nên gửi tài liệu trước để cán bộ CĐ nghiên cứu”, ông Ngô Văn Minh đề xuất. |
Trong khi đó, theo phản ánh của các CĐ cấp trên cơ sở, đội ngũ cán bộ CĐCS hầu hết là kiêm nhiệm, thường xuyên biến động, thay đổi nên công tác tào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa theo kịp sự biến động đó. Ngoài ra, đối với một bộ phận cán bộ CĐCS nhất là CĐCS ngoài nhà nước còn bị chi phối bởi công tác chuyên môn hoặc bị chủ doanh nghiệp cản trở về thời gian đi dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng... cũng ảnh hưởng tới chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ.
Ông Ngô Văn Minh, Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn, phản ánh: “Cán bộ CĐCS ngoài nhà nước bận nhiều việc chuyên môn, đi học nửa ngày đã khó, nói gì đến 2,3 ngày”. Cũng theo ông Ngô Văn Minh, do địa bàn cơ sở phân tán, trải rộng, việc tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ CĐ được tổ chức tại Trường Trung cấp CĐ Hà Nội sẽ phù hợp hơn với những đơn vị ở gần, còn các đơn vị thuộc địa bàn ngoại thành, xa trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. “Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ cần được đổi mới về nội dung, phương pháp, linh hoạt về địa điểm, thời gian cho phù hợp với từng loại hình cơ sở. Mỗi cuộc tập huấn cần cô đọng, rút gọn thời gian từ 2-3 ngày xuống còn 1-2 ngày; ban tổ chức nên gửi tài liệu trước để cán bộ CĐ nghiên cứu”, ông Ngô Văn Minh đề xuất.
Nhiều cán bộ CĐ đề xuất, để công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ CĐ thật sự hiệu quả, nội dung tập huấn cần tập trung vào những vấn đề thiết thực, sát với thực tiễn hoạt động của CĐCS, đời sống NLĐ như trang bị những vấn đề cơ bản về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội...Trang bị những kiến thức xã hội, trang bị phương pháp, các kỹ năng tổ chức hoạt động như kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa trong công nhân , kỹ năng nắm bắt tâm trạng, tư tưởng của CNLĐ, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công... Hình thức đào tạo tập huấn cũng cần linh hoạt hơn có thể là tập huấn, có thể là tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, đối thoại, tổ chức các cuộc thi... Đặc biệt, việc tổ chức nhiều hoạt động cho công nhân tại doanh nghiệp chính là cách đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thiết thực, hiệu quả nhất cho cán bộ CĐ, bởi đó là cách gắn đào tạo với thực hành.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13