Đánh thuế nước ngọt: Lãi giả, lỗ thật
Áp thuế, người tiêu dùng chịu thiệt đầu tiên
Các chuyên gia cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, tức là người tiêu dùng phải nộp mà không phải là người bán hàng. Bởi vậy, khi áp thuế, ngay lập tức, giá nước ngọt có ga không cồn sẽ tăng.
Theo một tính toán của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát, đối với mỗi lít nước ngọt đánh thuế 10% thì giá tới tay người tiêu dùng sẽ đội lên khoảng 12% - 13%.
Trong khi đó, khác với các mặt hàng xa xỉ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), nước giải khát có ga không cồn là mặt hàng bình dân dành cho đại chúng. Việc tăng giá sẽ làm thâm hụt hơn túi tiền của người thu nhập thấp vốn đã phải co kéo vì đối phó với bão giá.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc công ty TNHH Tân Quang Minh cho rằng: “Nếu tăng 10% giá bán ra của nước ngọt có ga chắc chắn sức tiêu thụ sẽ chuyển dịch một phần qua sản phẩm không gas và phần còn lại sẽ bị mất đi do ngân sách gia đình không cho phép và mức sống của đại dân chúng có thu nhập thấp sẽ giảm theo”.
Nguyễn Quyết Thắng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng còn chỉ ra một nguy cơ có hại hơn khi người dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm truyền thống, quên thuộc như bia hay rượu trong các lễ lạt, đám cưới, tiệc tùng.
Sức cạnh tranh giảm
Một quy luật tất yếu là khi giá tăng, sức mua sẽ giảm. Theo khảo sát của Epinion, 74% số người được hỏi trả lời rằng: chắc chắn họ sẽ chuyển sang một thứ đồ uống khác khi nước ngọt có ga tăng giá.
Trong khi đó, ông Hiến cho rằng, sự sụt giảm sức tiêu thụ không đơn thuần là tăng giá 10% sẽ chỉ giảm 10% mà sẽ giảm nhiều hơn. Ông cũng đưa ra ví dụ doanh nghiệp mới chỉ tăng giá 4% đã mất 10-12% thị phần tiêu thụ và rất khó hồi phục lại.
Từ góc độ nhà quản lý, TS Lê Đăng Doanh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cho rằng sắc thuế này sẽ gây sự bất bình đẳng giữa các loại nước ngọt. Hiện nay cả nước có 140 DN sản xuất nước giải khát, năm 2013 cung cấp 4 tỉ lít nước ngọt. Nếu đánh thuế lên 925 triệu lít nước ngọt có ga sẽ là đi ngược lại với xu hướng chính sách thuế minh bạch, công bằng của thế giới.
Đáng lo ngại hơn, việc đánh thuế TTĐB lên nước ngọt có ga chắc chắn sẽ tạo cơ hội lớn cho các mặt hàng cùng chủng loại của nước khác "chảy lậu" vào nội địa.
Ngân sách ‘lãi giả lỗ thật’
Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) cho biết, ngành nước giải khát có tỷ lệ tăng trưởng khoảng 16,7%/năm và đóng góp khoảng 15% vào GDP của đất nước.
Theo CIEM, nếu áp dụng 10% thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga, thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này có thể giảm 28% và dẫn đến hệ quả là ngành nước giải khát sẽ mất đi khoảng 851 tỷ đồng doanh thu mỗi năm, trong khi các ngành phụ trợ có liên quan khác sẽ bị thiệt hại khoảng 235 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu từ thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng này sẽ giảm khoảng 117 tỷ đồng và doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) sẽ giảm khoảng 106 tỷ đồng.
Nếu cộng các con số thất thu này và so với 369 tỷ đồng có thể thu được từ thuế TTĐB thì có thể thấy rằng việc áp dụng thuế TTĐB không những không mang lại hiệu quả cho ngân sách như mong muốn mà còn ảnh hưởng đến doanh thu và sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan.
Nguy cơ bị cáo buộc đối xử
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm thị phần lớn trong thị trường nước giải khát có ga không cồn. Vì vậy, việc chọn áp dụng thuế TTĐB chỉ trên mặt hàng này trong toàn bộ các sản phẩm nước ngọt có thể dẫn đến nguy cơ Việt Nam bị cáo buộc áp dụng một sắc thuế phân biệt nhằm vào các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên thực tế, đã có những trường hợp cáo buộc tương tự như trường hợp Hoa Kỳ, Canada và EU kiện Nhật Bản tại WTO do áp dụng một mức thuế cao hơn đối với một nhóm rượu có một độ cồn nhất định trong toàn bộ các sản phẩm đồ uống có cồn.
Hiệp hội Thương mại Mỹ - Amcham cũng khẳng định, nếu đánh thuế TTĐB với mặt hàng nước ngọt có ga, Việt Nam sẽ là một trường hợp cá biệt vì cho đến nay chưa một quốc gia nào nhắm vào yếu tô gas mà không phải là đường để đánh thuế.
Theo Vietnamnet
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34