Đánh cược với sức khỏe
Nhanh chóng và tiện lợi
Hiện nay trên mạng internet, xuất hiện rất nhiều những trang web chữa bệnh từ Đông y đến Tây y. Chỉ bằng một vài từ khóa đơn giản, search trên công cụ tìm kiếm của google/facebook; không đến một phút đồng hồ sẽ có hàng loạt kết quả hiện ra.Và dù những bài viết chia sẻ kinh nghiệm khám, chữa bệnh này chưa được chứng nhận về mặt y khoa nhưng vẫn khiến người ta hết hồn vì lượng tương tác khủng của chúng.
Theo khảo sát của PV, việc người bệnh tự ý dùng thuốc trước khi đến bệnh viện rất phổ biến, trong đó hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều dùng thuốc theo tư vấn của nhà thuốc, người quen hoặc tự tìm hiểu trên mạng Internet. Đặc biệt đối với trẻ em, các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu hóa là những loại bệnh thường xuyên được các bậc phụ huynh tự ý điều trị nhất.
Trong trường hợp bị bệnh, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.Ảnh: Minh Khuê |
Chị Nguyễn Thu Hương (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội) chia sẻ: “Tôi làm nghề tổ chức sự kiện. Do đặc thù công việc nên chuyện đi sớm về muộn là điều thường xuyên xảy ra. Nhà tôi có một bé gái năm nay hơn 3 tuổi, rất hay bị ho, sổ mũi. Những lần đầu thấy con bị như vậy, do chưa có kinh nghiệm nên lần nào vợ chồng tôi cũng đưa con đến bệnh viện để khám. Mà lần nào cũng được các bác sĩ kê kháng sinh, kháng viêm, long đờm…. Mỗi lần như thế, vừa tốn thời gian lại vừa tốn tiền. Về sau, được người quen chỉ cho một trang web, tôi vào tìm hiểu thấy nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm hay và triệu chứng cũng giống hệt của con nên ra hiệu mua thuốc về cho con uống được vài ngày hết bệnh. Từ đó, gia đình ai có bệnh gì tôi cũng lên mạng tìm hiểu trước. Nếu bệnh không nặng thì tự mua thuốc uống luôn cho tiện”.
Rước họa vì tin lời bác sĩ “mạng”
Trao đổi về vấn đề này, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), hiện nay có hai nhiều nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc chữa bệnh theo bác sĩ “mạng” trở nên phố biến. Nguyên nhân thứ nhất là do các bệnh viện thường hay trong tình trạng quá tải, người bệnh ngại phải chờ lâu và nguyên nhân thứ hai là sợ tốn kém. Mạng Internet là nguồn cung cấp thông tin phong phú và những thông tin ấy luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên, thông tin trên mạng rất đa dạng nên người dùng cần phải biết chọn lọc. Đặc biệt, đối với lĩnh vực y tế, không phải tất cả những gì chia sẻ trên mạng đều đáng tin. Việc tự ý dùng thuốc chữa bệnh theo tìm hiểu trên mạng luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến những hậu quả như bệnh nhẹ trở nặng vì không được chữa trị đúng cách.
Có đến 60% - 70% các bậc phụ huynh trước khi đưa trẻ đến bác sĩ đã tùy tiện cho trẻ uống một loại thuốc nào đó mà theo họ là kinh nghiệm từ những lần điều trị trước hoặc tư vấn của bạn bè, cộng đồng mạng. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi khi mắc bệnh, muốn sử dụng thuốc hoặc can thiệp các biện pháp thì bao giờ cũng phải dựa vào chuẩn đoán. Theo PGS.TS Dũng, khi bị ốm, người bệnh cần phải biết mình bị bệnh gì và thể trạng của mình ra sao để có phác đồ điều trị phù hợp. Có những người có thể bị nhiều bệnh đồng thời. Mỗi người một khác nên thuốc điều trị và liều lượng phải khác nhau. Trong quá trình kê đơn thuốc, các bác sĩ phải dựa vào chuẩn đoán bệnh, thể địa bệnh nhân, các bệnh kèm theo, khả năng dung nạp của gan, thận…
“Cá nhân tôi đã từng tiếp nhận điều trị cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong trường hợp bệnh trở nặng sau khi tự ý dùng thuốc theo tìm hiểu trên mạng. Đưa ra một ví dụ khá đơn giản, một đứa trẻ chỉ bị ho, sốt nhẹ thôi mà phụ huynh lại nghĩ là viêm phổi, chữa phổi luôn, thế là sai. Hay như trường hợp có những bé dựa vào triệu chứng tưởng là hen nhưng đến khám thì không phải.Chưa kể, nhiều phụ huynh còn cho con dùng thuốc vô tội vạ. Thuốc này không khỏi lại lên mạng tìm rồi thử thuốc khác. Trong khi thuốc là mặt hàng đặc biệt, có phải cứ uống linh tinh là được đâu” - PGS.TS Dũng chia sẻ.
“Người bệnh không nên dựa vào những thông tin trên mạng để tự chẩn đoán và điều trị bệnhbởi mạng Internet chỉ cung cấp những kiến thức chung nhất về sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ trường hợp các thông tin giả tràn lan. Mọi người cần đặc biệt cẩn trọng trong việc lựa chọn thông tin, không tự ý dùng thuốc hay áp dụng một phương thức chữa, ngừa bệnh qua thông tin trên mạng Internet. Trong trường hợp bị bệnh, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp” - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38