Công tác thu - chi đầu năm học: Không lạm dụng “phương thuốc” xã hội hóa
Ranh giới xã hội hóa cho đầu tư và lạm thu rất mỏng manh | |
Có hướng xử lý cụ thể đối với các dự án xã hội hóa giáo dục |
Vẫn phải huy động xã hội hóa
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD&ĐT) |
Khi ngân sách nhà nước hạn chế thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư, nâng cao đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tại một số nơi đã chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp. Đây là lý do để xảy ra tình trạng lợi dụng hội cha mẹ phụ huynh học sinh, áp đặt cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa hay mới đây nhất là Trường Tiểu học Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, lĩnh vực GDĐT được ưu tiên đầu tư nguồn lực đáng kể từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20% (tương đương 5% GDP). Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Campuchia 9,3%; Thái Lan 19,3%; EU 11,3%). Điều này cho thấy sự quan tâm dành cho giáo dục của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo ông Trần Tú Khánh (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ GD&ĐT), trong số 20% này, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi ngân sách nhà nước cho GDĐT. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi; 20% còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...
Trong khi đó, mức học phí trường công lập hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các trường tư thục. Theo đó, đối với bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT, học sinh của các cơ sở giáo dục trên địa bàn các phường, thị trấn có mức học phí 155.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã (trừ các xã miền núi) có mức học phí 75.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã miền núi có mức học phí 19.000 đồng/tháng/học sinh.
“Đây là học phí đã điều chỉnh tăng mới đây của TP Hà Nội. Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí thì sẽ không đảm bảo đủ chi đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và yêu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ giáo dục, điều kiện học tập ngày càng cao của xã hội” - ông Trần Tú Khánh chia sẻ.
Tài trợ cho giáo dục cần minh bạch |
Đồng thời, ông Trần Tú Khánh cũng cho biết thêm, dù chưa có thống kê đầy đủ, toàn diện về hiệu quả của nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập, song thực tế cho thấy, sự đóng góp của nhiều phụ huynh cho nhà trường là điều không thể phủ nhận.
Trong bối cảnh nhu cầu dịch vụ GDĐT của xã hội ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học...nên rất cần chung tay góp sức của cả xã hội trong đó có các doanh nghiệp, cựu học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư...tham gia đóng góp tài trợ cho cơ sở giáo dục nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học và tạo tiền đề để cơ sở giáo dục đào tạo phát triển
Không thu tiền xã hội hóa theo kiểu cào bằng, áp đặt
Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, sự chung tay góp sức của toàn xã hội cho ý nghĩa rất lớn đối với cơ sở giáo dục nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Để đưa hoạt động đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập vào nề nếp, tạo hành lang pháp lý quản lý, khuyến khích hoạt động đầu tư, năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/6/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Sau 5 năm thực hiện, Thông tư đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Còn quy định chung chung mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, dẫn đến khó triển khai; phía các cơ sở giáo dục chưa có kế hoạch vận động tài trợ, xây dựng quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài trợ một cách công khai minh bạch; việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục chưa có cơ chế kiểm soát của các bên liên quan, chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục trong việc vận động, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn tài trợ, dẫn đến một số đơn vị còn tình trạng lạm dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh dưới dạng áp đặt, cào bằng, không công khai minh bạch gây nên bức xúc trong dư luận xã hội.
“Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2018/TT-BGDĐT để khắc phục những bất cập trên để hoạt động tài trợ đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ” – Ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh.
Theo đó, Thông tư 16 lần này đã quy định cụ thể nguyên tắc, nội dung, hình thức, làm rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động tài trợ; tránh lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh học sinh dưới dạng cào bằng, ép buộc, sử dụng không đúng mục đích, chi sai tiền tài trợ, gây lãng phí, không hiệu quả, làm sai lệch ý nghĩa tích cực của hoạt động tài trợ.
Đồng thời quy định rõ nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, trong đó phải đảm bảo công khai minh bạch, tài trợ phải tự nguyện, không được quy định mức thu tối thiểu, không áp đặt và cào bằng mức thu tài trợ. Các cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục...
Đánh giá tác động của Thông tư đối với việc huy động tài trợ không đúng quy định và tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, theo Trần Tú Khánh, việc quy định rõ ràng nội dung, quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, tạo ra kênh huy động tài trợ công khai minh bạch sẽ ngăn chặn tình trạng nhà trường, tổ chức cá nhân lợi dụng hình thức đầu tư xã hội hóa để vận động những nguồn tài chính tài sản không phù hợp, không chính đáng.
Đây cũng là căn cứ để xử phạt nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm. Yêu cầu phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ, kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch phải cụ thể đến từng khâu của quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ. Như vậy, việc huy động, tiếp nhận đầu tư sẽ phải được tổ chức một cách có kế hoạch và đều được công khai minh bạch, có sự giám sát của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, thông tư cũng yêu cầu phải quản lý các khoản tài trợ tập trung tại cơ sở đào tạo để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm. Các tổ chức, cá nhân khác như Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội học sinh, sinh viên… không được quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.
“Với các quy định cụ thể trên sẽ chấm dứt tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh tự đặt ra các khoản thu áp đặt, cào bằng gây bức xúc dư luận như trong thời gian vừa qua” – ông Trần Tú Khánh cho biết
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57