Công nghệ số sẽ làm thay đổi thị trường bán lẻ ra sao?

(LĐTĐ) Với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, hiện nay, nhiều người tiêu dùng khi đi mua sắm mặc dù đã đến tận các cửa hàng, trung tâm thương mại nhưng vẫn sử dụng điện thoại thông minh để đặt mua hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hướng đến việc xây dựng robot tự lái đưa hàng, hay triển khai thực hiện mua bán không cần qua giao tiếp trực tiếp (mọi thủ tục thanh toán vẫn đầy đủ)… đã và đang trở thành xu hướng thay đổi thị trường bán lẻ hiện nay.
cong nghe so se lam thay doi thi truong ban le ra sao Diễn đàn VIF19 – Công nghệ số cho những điều tốt đẹp
cong nghe so se lam thay doi thi truong ban le ra sao Công nghệ số đang làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu

Thị trường bán lẻ có vượt ngưỡng?

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến nay, cả nước có khoảng 8.600 chợ; gần 1.000 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Thị trường bán lẻ đã phục hồi cùng với nền kinh tế, đặc biệt ngành hàng tiêu dùng và hàng hóa nông sản thực phẩm ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, khi họ có thể tham gia kinh doanh tất cả các mặt hàng (trừ 9 mặt hàng Việt Nam cam kết không mở cửa).

Với những số liệu trên cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ. Qua đó, dự báo chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng 10%/năm, năm 2020 sẽ đạt mức chi tiêu 714 USD/tháng.

Nhưng tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Công Thương, cứ 100.000 dân cần một đại siêu thị, một trung tâm thương mại (TTTM); cứ 10.000 dân cần một siêu thị cỡ trung bình; còn 1.000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện lợi.

cong nghe so se lam thay doi thi truong ban le ra sao
Xu hướng mua bán tại cửa hàng sẽ có nhiều biến đổi theo xu thế công nghệ.

Đề cập vấn đề này, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn nằm trong tay các nhà bán lẻ nội địa.

Theo thông tin bà Nga cung cấp, thiện nay Saigon Co.op đạt doanh thu lớn nhất với 32.000 tỷ đồng, Vingroup đạt kỷ lục có tổng diện tích mặt bằng thương mại lên đến 400.000 m2, có mặt ở nhiều tỉnh thành phố nhất (với 44 tỉnh thành); Big C lại đứng đầu phân khúc đại siêu thị với 39 siêu thị trên toàn quốc, dự kiến năm nay, số lượng siêu thị Big C sẽ tăng lên 43 siêu thị. TTTM Aeon thì hoạt động với mục tiêu chính là hỗ trợ hàng Việt Nam xuất khẩu bằng nhãn hiệu riêng, dự kiến lên đến 1 tỷ USD vào năm 2025.

Bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc điều hành Dự án Intage Việt Nam đưa ra dự báo, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 14%/năm. Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD năm 2016 và dự kiến là 179 tỷ USD vào năm 2020.

Đưa ra ví dụ, giai đoạn từ 2015-2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng so với năm trước từ 10,5-10,9% nhưng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7% so với năm 2017, bà Vân khẳng định, đây là mức tăng đột phá và là mức tăng cao nhất trong 05 năm trở lại đây. Đây chính là dấu hiệu cho sự bùng nổ của thị trường bán lẻ trong năm 2019 và 2020.

Cũng liên quan vấn đề này, đại diện Công ty Aeon Việt Nam thông tin, trong 2 năm tới, Aecon sẽ khởi công thêm 2 TTTM tại Hải Phòng và Hà Đông. Ông này khẳng định, thị trường bán lẻ Việt Nam thật sự rất tiềm năng do mật độ đô thị hoá của Việt Nam cao. Dự báo Việt Nam sẽ đứng đầu Đông Nam Á về tốc độ đô thị hóa khi hiện có 813 đô thị các loại, bao gồm cả các đô thị đặc biệt (là khu kinh tế, khu công nghiệp).

Công nghệ sẽ làm thay đổi hành vi tiêu dùng?

Trong các dự báo về thị trường bán lẻ thì xu hướng bán lẻ nào sẽ lên ngôi cũng được các chuyên gia kinh tế, những người quan sát thị trường đưa ra. Theo đó, bán lẻ trực tuyến đang được các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới quan tâm và dành nhiều tâm sức để quyết giành giật khách hàng về mình.

Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đưa ra con số giật mình, trung bình mỗi ngày người Việt Nam chạm vào điện thoại 150 lần. Ông này khẳng định, khách hàng của bán lẻ hiện nay không đơn giản là mua bán trực tuyến mà họ đang sống trực tuyến. Do đó các nhà bán lẻ phải thay đổi công nghệ và xu hướng tiêu dùng nếu không muốn mất đi các cú chạm điện thoại của khách hàng.

Ông Tuyến cho rằng, việc sử dụng công nghệ vào bán lẻ không phải là một thương vụ đầu tư lớn, chỉ đơn thuần là việc dịch chuyển xu hướng bán lẻ từ offline sang online (từ bán cửa hàng đến trực tuyến) và không tốn kém đối với các đơn vị bán lẻ, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Ông Tuyến khẳng định “Chỉ một năm nữa thôi, các xu hướng mua bán không cần giao tiếp sẽ bùng nổ tại Việt Nam”. Bà Lưu Bảo Vân cũng đưa ra ví dụ cho thấy, ngay cả khi đã đến tận cửa hàng rồi nhưng người tiêu dùng vẫn sẽ dùng điện thoại để mua bán trực tuyến, đó là xu thế không thể khác được.

Thậm chí, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc (Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam) còn cho biết, công nghệ sử dụng trong bán lẻ đã không chỉ hướng đến người dùng mà các tập đoàn bán lẻ cũng đã xây dựng những trải nghiệm mới, đầy thích thú đối với cả các nhà đầu tư và khách hàng.

Ví như, xu hướng sử dụng robot tại các siêu thị đang được các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới thử nghiệm. Các thế hệ robot được sử dụng như robot mart (một loại hình siêu thị không người bán); robot tự động mới được ra mắt trong thời gian gần đây (giúp scan được bảng giá, xem xét các vật dụng được để đúng ở vị trí mong muốn hay không); robot tự lái của Amazon đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động