Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực | |
Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước: Huy động bằng cách nào? | |
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Chính sách Kinh tế - xã hội và thi đua khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Chính sách Kinh tế - xã hội và thi đua khen thưởng Tổng Liên đoàn phát biểu tại Hội thảo |
Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cần thiết, quan trọng để phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Cũng theo ông Toản, Công đoàn Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động nên việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công đoàn các cấp; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để cải thiện tiền lương, thu nhập và tạo việc làm bền vững cho người lao động.
Đối với người sử dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu theo nhu cầu sử dụng. Đây cũng là điều kiện để cải thiện năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động đang còn nhiều khiếm khuyết khi mà giáo dục, đào tạo của xã hội không tương thích với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Thực tế hiện nay đang có sự bất cập lớn về cơ cấu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng số lao động và chủ yếu ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Các doanh nghiệp hiện nay đang rất thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật ở trình độ cao. Hơn nữa, việc đào tạo nguồn nhân lực ở các cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
PGS. TS. Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn góp ý tại Hội thảo |
Khảo sát của Viện Khoa học lao động xã hội cho thấy, 2/3 số lao động đang thiếu hụt kỹ năng về lao động và kỹ thuật; 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Điều này cho thấy, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là rất lớn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đề xuất các giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, qua đó góp phần cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam đạt trên 70%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề trong các doanh nghiệp đạt 60% vào năm 2023.
Bên cạnh đó, đề xuất các nghề được đào tạo có sự hợp lý về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và hướng tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Riêng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn phấn đấu đủ năng lực thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 300.000 người trong giai đoạn 2020-2023. Trong đó: Cao đẳng chiếm 5%; trung cấp chiếm 20%; sơ cấp chiếm 35%; dạy nghề dưới 3 tháng chiếm 40%; phấn đấu 80% người lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm và thu nhập ổn định.
Bàn về nhiệm vụ và giải pháp, nhiều ý kiến cho rằng cần tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề do doanh nghiệp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, đồng thời nêu cao tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu của cán bộ, đoàn viên và người lao động:
Vận động, tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động nhận thức rõ việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ mang lợi ích to lớn cho cả người sử dụng lao động và người lao động.
Cụ thể, với người sử dụng lao động sẽ là năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm bảo đảm, tiến độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí, ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động nâng cao, tránh sảy ra tranh chấp lao động (đình công, ngừng việc tập thể không do lỗi của người sử dụng lao động).
Với người lao động, sẽ là lợi ích về việc làm bền vững, môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập tăng, có cơ hội phát triển nghề nghiệp…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04