Cơ hội nào cho ngành mía đường?
Từ 15/9 sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra kinh doanh đường cát | |
Gần 100 triệu người Việt Nam sẽ được mua đường giá rẻ? | |
Cả công nhân lẫn nông dân đều thiệt? |
Giảm thiểu tác động từ ATIGA cho ngành mía đường
Trong khi việc xem xét hoãn thực thi cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA) cho ngành mía đường được coi là khó khả thi, thời hạn mở cửa ngành, xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đã cận kề thì câu hỏi lớn là ngành mía đường sẽ hội nhập như thế nào để giảm thiểu tác động rủi ro từ ATIGA?.
Số đông lao động ngành mía đường sẽ ra sao khi cam kết thực thi Atiga không còn được các bên tham gia tôn trọng. (Ảnh: Kiều Trang) |
Trước vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Việc xem xét hoãn thực thi cam kết ATIGA trong ngành mía đường được coi là khó khả thi, tuy nhiên mở cửa không có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh không công bằng.
Thủ tướng đang tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về các biện pháp phòng vệ ATIGA, cũng như tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong quá trình hội nhập.
Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng trong khi thời hạn thực thi cam kết ATIGA đã đến quá gần. Điều này làm dấy lên nghi ngờ, liệu Việt Nam có chuẩn bị tốt cho kịch bản này?.
Trong khi đó, hàng chục vạn hộ nông dân trồng mía, các doanh nghiệp chế biến mía đường và người dân có quyền đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cần thực sự có hành động thiết thực, trách nhiệm vì lợi ích của quốc gia trước khi những tác động to lớn của hội nhập sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, đời sống của nhiều nông dân, lao động và sự sống còn của doanh nghiệp mía đường Việt Nam.
Theo thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam, trước Việt Nam, Philippines và Indonesia là hai quốc gia đã gia nhập ATIGA vào năm 2015, nhưng họ vẫn bảo đảm được sự an toàn cho ngành mía đường trong nước, bảo đảm được đời sống cho nông dân trồng mía và lợi ích của Chính phủ. Để tránh được áp lực cạnh tranh khủng khiếp từ Thái Lan, họ đã có một kịch bản cụ thể và rõ ràng.
Theo đó, 4 năm nay cả chính phủ Indonesia và Philippines đều sử dụng những biện pháp rất mạnh để điều chỉnh thị trường đường nội địa hướng đến bảo vệ nông dân trồng mía và các nhà máy trong nước.
Đặc biệt là chính sách phân chia hạn ngạch nội địa của Philippines đã trở thành tấm khiên lớn ngăn dòng đường Thái Lan ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường. Về mặt bản chất Philippines chỉ cho tiêu thụ đường nhập khẩu vào thời điểm lượng đường trong nước thiếu hụt mà thôi.
Với Indonesia thì họ bảo đảm giá đường và giá mía ở mức hợp lý trên cơ sở bảo đảm người nông dân sống được bằng cách tính toán giá thành trồng mía + 10%, kiểm soát đường nhập khẩu nhằm ngăn chặn đường giá rẻ không được thẩm lậu vào thị trường tiêu thụ trong nước. Lượng đường nhập khẩu chỉ có thể nhập vào tương đương với lượng đường thiếu hụt.
Cần có giải pháp căn cơ để tránh rủi ro khi hội nhập
Tại cuộc tọa đàm về sự phát triển của ngành mía đường do kênh truyền hình ANTT tổ chức, bà Rosemarie S.Gumera - Đại diện Cục Quản Lý Đường Philippines cho rằng, nhìn vào tình hình chung trên thế giới thì các nước trên thế giới đều đang tăng trợ cấp cho ngành sản xuất mía đường, kể cả Thái Lan cũng vậy, nhờ có sự trợ cấp của chính phủ thì họ mới có thể bán xuất khẩu ra thị trường thế giới với mức giá thấp như vậy.
Lối thoát nào cho người nông dân vùng mía vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. (Ảnh Kiều Trang) |
Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam cũng phải có những hỗ trợ cho ngành mía đường phát triển ở Việt Nam. Bởi vì trên cả thế giới thì mặt hàng đường bao giờ cũng là mặt hàng nhạy cảm về mặt chính trị và chính vì vậy cho nên rất cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Đồng quan điểm này, ông Dwi Purnomo Putranto, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Các Nhà Máy Đường Sản Xuất Từ Mía Indonesia cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần phải có sự lựa chọn thời điểm phù hợp để áp dụng và thực hiện các quy định trong Hiệp định thương mai tự do mà chính phủ ký kết.
“Điều quan trọng là Chính phủ phải tìm hiểu mức độ sẵn sàng của ngành sản xuất trong nước, liệu họ đã thực sự sẵn sàng để mở cửa thị trường hay chưa? Thứ hai là sự hợp tác giữa các Chính phủ với nhau, bởi vì các quốc gia trong khu vực chúng ta cần phải có sự hợp tác.
Ví dụ, chúng tôi rất muốn học hỏi từ ngành sản xuất mía đường của Việt Nam làm thế nào với một công nghệ tương đương như Indonesia, mà các bạn sản xuất được loại mía đường có giá thành thấp như vậy? sự hợp tác này sẽ đem lại một sân chơi phát triển", ông Dwi Purnomo Putranto nói.
Từ trước đến nay, các quốc gia có sản xuất đường luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm giá đường ổn định, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng trong sự cân đối với lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp và đặc biệt ngăn chặn sự xâm lăng của đường nhập khẩu trợ giá, giá rẻ.
Ngành mía đường của ASEAN cũng không phải là một ngoại lệ. Ngay cả việc thực hiện cam kết tự do hóa theo ATIGA cũng không làm chính sách của các nước sản xuất, xuất khẩu đường của ASEAN vì thế mà thay đổi.
Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia một cách chính đáng, nhất là với ngành mía đường gắn với sinh kế của hàng chục vạn hộ nông dân. Vấn đề đặt ra là nếu như việc bảo hộ của Thái Lan, Indonesia, Philippines là phù hợp với ngoại lệ theo Điều XX của GATT/WTO hay Điều 8 (Ngoại lệ chung) hay Điều 9 (Ngoại lệ vì lý do an ninh) thì cũng đồng nghĩa Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tương tự, kể cả việc áp dụng việc hạn chế phân phối đường nhập khẩu trên thị trường nội địa.
Trường hợp các biện pháp này được áp dụng trái với quy định, việc Việt Nam thực thi cam kết một cách “nghiêm túc” chẳng khác nào tự mình làm phương hại lợi ích chính đáng của chính mình. Điều này đi ngược lại với phương châm hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh bình đẳng mà nhà nước đã và đang nhất quán theo đuổi.
Việt Nam sẵn sàng là đối tác đáng tin cậy và sẵn sàng thực thi đầy đủ cam kết quốc tế nhưng rõ ràng tình huống đối với ngành mía đường là vấn đề hoàn toàn khác. Có lẽ, các cơ quan đàm phán của chính phủ cần chủ động đặt lại vấn đề này với các đối tác của mình để có thể tìm kiếm một giải pháp khách quan, công bằng hơn thay vì “lẳng lặng” thực thi một cam kết đã không còn được các bên tôn trọng.
Thực tế, trong bối cảnh mà hàng vạn hộ nông dân trồng mía Việt Nam đang khắc khoải kêu cứu, nhiều doanh nghiệp mía đường đứng trước nguy cơ phá sản vì sự cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là vì đường lậu tràn vào Việt Nam không thể kiểm soát, thì trước ngưỡng cửa hội nhập ATIGA, Chính phủ rất cần có những giải pháp căn cơ hơn, rõ ràng hơn, cụ thể hơn và quan trọng là phải đón đầu để tránh được rủi ro khi hội nhập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05