Chuyện người gác hải đăng
Thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây |
Những ngày giáp Tết, cùng đoàn công tác đi trên tàu KN 490 tới thăm, tặng quà quân dân trên đảo Đá Tây B – hòn đảo chìm, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi ấn tượng với câu chuyện của anh Trịnh Văn Nguyên - Trạm trưởng trạm Hải đăng Đá Tây B.
Anh Trịnh Văn Nguyên và ngọn Hải đăng trên đảo Đá Tây B |
Hơn 16 năm công tác giữa biển khơi, giữa gió to, giông bão, anh và các chiến sỹ ở đây đã nhiều lần vượt biển cứu nạn thành công, lời thỉnh cầu trên biển đã thành hiện thực. Trong cái nắng chói trang của buổi chiều trên biển, với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi, anh Trịnh Văn Nguyên hào hứng kể về công việc của mình với chúng tôi.
Anh cho biết, trạm Hải đăng Đá Tây được xây dựng từ năm 1994, cao 26m, chu kỳ chớp trắng 10 giây/ lần. Hải đăng có nhiệm vụ cung cấp ánh sáng báo hiệu luồng tàu vào tránh trú và cũng là tín hiệu để ngư dân tin tưởng khi đánh bắt trên biển. Tuy nhiên, do đặc thù là nằm giữa biển khơi, nơi có những hòn đảo chìm, đảo nổi nên Hải đăng cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là những khi gió bão.
Những lúc mưa nhiều thì bị dột ướt, mùa khô thì lại thiếu nước uống. Hơn nữa do mái của Hải đăng đã xuống cấp nên nước mưa (nguồn nước ngọt chủ yếu ở trên đảo) hứng được đều có các cặn sắt hoen gỉ, ảnh hưởng đến nguồn nước uống và sinh hoạt của những người làm nhiệm vụ.
Chia sẻ về những kỷ niệm nhớ nhất của mình, anh Nguyên nói: “Đó là đợt giáp Tết năm 2010, khi ấy gió to, sóng lớn tàu không thể đưa lương thực, thực phẩm Tết ra tiếp tế cho Hải đăng được. Trong khi, toàn bộ lương thực của anh em đều đã bị cạn kiệt gạo, thậm chí mắm muối cũng không còn, mình chỉ biết động viên anh em cố gắng để tiếp tục bám trụ và hoàn thành nhiệm vụ.
Biết được hoàn cảnh đó, chỉ huy đảo Đá Tây đã yêu cầu tất cả các đơn vị trên đảo san sẻ, mỗi người một ít quà Tết cho Hải đăng có cái ăn Tết. Với tinh thần “miếng cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, các cán bộ chiến sỹ ở đây đã đồng lòng san sẻ, người thì cho hai con gà, người thì cho bánh chưng, gạo nếp, nước mắm... nhờ đó anh em trên trạm Hải đăng Đá Tây B đã có cái tết Nguyên Đán đầm ấm và khá tươm tất.
Có khi đó là cái Tết lớn nhất cho đến bây giờ”. Những ngày này, không khí mùa xuân đang ùa về khắp các đảo chìm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa.
Tràn ngập niềm vui, phấn khởi khi đón đoàn công tác, các chiến sĩ đảo Đá Tây B nâng niu từng cành quất, trang trí hội trường. Anh Trịnh Văn Nguyên, người cao to, vạm vỡ, nước da đen giòn ánh thép do cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển mang lại phấn khởi đón nhận món quà Tết từ tay Đại tá Trần Minh Thuần – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải Quân), Trưởng đoàn công tác.
Với hơn 16 năm thực hiện nhiệm vụ ngoài đảo, trong đó ngót nửa thời gian anh đón Tết ở nơi đây, anh Nguyên đã coi trạm Hải đăng như nhà của mình. Cũng nhớ nhà, nhớ người thân, nhưng để ngọn Hải đăng không bao giờ tắt, anh và các thành viên canh gác Hải đăng phải túc trực bất kể ngày đêm, mưa bão, kể cả những ngày lễ Tết.
Anh tâm sự: “Ngày Tết, ai cũng muốn sum họp với gia đình trong đất liền nhưng chúng tôi đã được phân công nhiệm vụ thì nhất định phải thực hiện. Và để không phụ sự gửi gắm, tin yêu của nhân dân cả nước, chúng tôi luôn sẵn sàng xa nhà, lên đường bảo vệ Hải đăng. Đặc biệt, chúng tôi phải luôn duy trì ánh sáng của Hải đăng để bà con ngư dân có thể quan sát được, từ đó biết đường mà tránh bão. Đến nay, tuy chưa xảy ra sự cố gì nhưng cũng không thể vì thế mà chủ quan được”.
Từng gắn bó với 6 ngọn hải đăng trên khu vực quần đảo Trường Sa (Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa, An Bang, Tiên Nữ và Song Tư Tây), có lẽ kỷ niệm không bao giờ quên đối với anh Trịnh Văn Nguyên đó là những lần cứu giúp được ngư dân gặp nạn. Khoảng cuối năm 1999, trong một lần biển động, gió to, một chiếc thuyền của ngư dân Thừa Thiên Huế bị gặp nạn đã nhiều ngày.
Chiếc thuyền cùng 15 thuyên viên trên tàu lênh đênh trên biển phát tín hiệu kêu cứu,. Giữa giống tố của biển khơi thuyền viên chỉ biết thỉnh cầu vào một phép màu nào đó, mong cho bão lẵng, giông dừng. Sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu, anh Nguyên cùng các chiến sĩ trong đảo đã vượt giông bão mang theo gạo và nước ngọt lên suồng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn.
“Chiếc thuyền gặp nạn bị hỏng máy trôi dạt từ Trường Sa qua biển của Philippin thì họ neo thuyền lại được. Chúng tôi cùng với các chiến sĩ của đảo đã kéo chiếc thuyền bị hỏng máy về đến đảo Song Tử Tây an toàn. Khi đó thuyền trưởng bị gặp nạn đã bật khóc và gọi điện về cho người nhà, trong đó có đoạn “con ơi! Bố sống rồi”.
Câu chuyện cứu nạn thành công đã qua nhiều năm nhưng nhiều anh em trên ngọn hải đang đến bây giờ vẫn kể cho nhau nghe, dù lúc đó phải đối mặt với sóng gió, ướt lạnh... nhưng các anh rất vui vì tất cả thành viên đều an toàn.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05