Chọn trường hay chọn nghề?
Đâu là điểm nghẽn của đào tạo nghề? | |
Để bố mẹ không cần 'nhảy bổ' vào định hướng con |
Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy!
“Em thích làm hướng dẫn viên du lịch vì được đi đây đi đó khám phá thế giới. Tuy thích, nhưng em cũng không rõ mình có được học ngành này hay không, vì gia đình em có nhiều người làm trong ngành ngân hàng, nên bố mẹ muốn em theo học ngành kinh tế để có thể thu xếp được việc làm ngay sau khi ra trường” - Lê Hải Anh, cựu học sinh lớp 12 Trường THPT Đống Đa cho hay. Hải Anh cho biết thêm, nhiều bạn cùng khóa của em cũng chưa biết chọn làm gì trong tương lai, nên khi có điểm thi thì chọn đại một trường theo cảm tính đã rồi tính tiếp. Tiêu chí chọn trường theo cảm tính của các bạn trẻ là vì “thấy thích”, “hot”, bạn bè “rủ rê”…
Ảnh minh họa. |
Chính vì lý do trên cộng với mong muốn lo cho con cái có một tương lai vững chắc, một công việc ổn định khiến không ít phụ huynh chủ động quyết định chọn trường cho con. Chị Quỳnh Trang – giám đốc một chuỗi nhà hàng có tiếng ở Hà Nội chia sẻ, nhìn công việc kinh doanh phát đạt cùng vẻ sắc sảo của chị ngày hôm nay, không ai biết xưa kia từng làm giáo viên. Chị kể, thập kỷ 90 khi chị vừa tốt nghiệp lớp 12, bố mẹ hướng chị học sư phạm vì cho rằng hợp với nữ, công việc có sự ổn định cao... Vì lúc đó không có đủ tự tin nên chị thuận theo ý phụ huynh học sư phạm. Ra trường, chị đi dạy một thời gian thì xin nghỉ làm bởi không thấy yêu thích công việc và không thấy phù hợp với tính cách mạnh mẽ và phóng khoáng của chị.
Đây vẫn còn là tình trạng phổ biến hiện nay đối với học sinh phổ thông. Nhiều học sinh đến tận khi học năm lớp 12 mới vội mở cuốn “Tư vấn tuyển sinh đại học cao đẳng” ra chọn trường vì trường đó “đẹp”, đang nằm trong Top, hoặc đại đa số là theo ý muốn của cha mẹ, thậm chí có em còn “phó mặc” chuyện chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ theo kiểu “bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó”.
Vì chọn trường chứ không chọn ngành nghề dẫn tới thực trạng không ít sinh viên bỏ học giữa chừng để chuyển đổi hoặc ra trường làm trái ngành vì không phù hợp với năng lực, tính cách. Theo giảng viên Nguyễn Cao Trung tại cuộc hội thảo “Thấu hiểu bản thân - Khám phá nghề nghiệp” gần đây: “Việc hướng nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung ở “phần ngọn” khi thay vì giúp các em hiểu các em hợp với công việc gì và công việc gì phù hợp với các em, thì chúng ta lại nói với các em về các tiêu chuẩn và điểm số để thi đỗ một trường đại học” . Vì thế, dù đã trở thành một câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” của xã hội ta lâu rồi nhưng lại vẫn là câu chuyện thời sự trong mỗi gia đình có con vừa tốt nghiệp THPT thời nay.
Chọn nghề sai: Những con số “báo động”
Vì thế không có gì lạ khi thống kê của mạng việc làm JobStreet Việt Nam mới công bố gần đây cho thấy: Có đến gần 90% đối tượng mới tốt nghiệp không bằng lòng với công việc đang làm. Có nhiều nguyên nhân khiến người lao động chưa hài lòng với việc làm hiện tại, trong đó, việc không có hướng đi sự nghiệp rõ ràng chiếm tới 55%.
Còn theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý học Việt Nam, có tới 58.7% các em học sinh phổ thông chọn nghề do sở thích cá nhân/sở thích cha mẹ mà không hề tính tới sự phù hợp năng lực cũng như nhu cầu nghề của xã hội. Điều đó dẫn tới những con số “báo động” về tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường là 63%, còn tỉ lệ cử nhân làm trái ngành lên tới 70,8%.
Có lẽ nhìn vào bài học nhãn tiền mà đợt thi THPT quốc gia 2016 vừa qua đã có hơn 286.000 thí sinh cả nước đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Con số này tăng thêm 4% so với kỳ thi năm 2015. Điều này cho thấy có vẻ thí sinh ’thực tế’ hơn khi chọn ngành nghề. Bà Phương Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - cho biết, HS tỏ ra khá thận trọng trong việc lựa chọn ngành nghề, trường chứ không hời hợt, đăng ký theo cảm tính hay theo phong trào như mấy năm trước.
Thậm chí, các phương án dự phòng cũng đã được các em cân nhắc kỹ như việc chọn thi các trường ĐH ngoài công lập, nhưng có thương hiệu, uy tín. Đánh giá về sự chuyển biến trong lựa chọn ngành nghề đăng ký dự thi của HS năm nay, ông Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - cho rằng, công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT hiện đã thiết thực hơn, giúp học sinh đỡ lúng túng hơn khi lựa chọn nguyện vọng. Tuy nhiên, công tác dự báo nhân lực của các cơ quan chức năng thời gian tới cần làm tốt hơn.
Còn theo TS. Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban Chương trình quốc gia về vấn đề việc làm đưa ra lời khuyên, phụ huynh chỉ nên là người cố vấn, lựa chọn cuối cùng vẫn là con mình, để không vô tình phá hủy tương lai của con. “Quan trọng không phải là trường công hay tư, mà là sản phẩm họ đào tạo ra là ai, sẽ trở thành người như thế nào. Các vị phụ huynh hãy tôn trọng đam mê của con em. Nếu các em muốn trở thành đầu bếp, thành người làm bánh, thành kỹ sư, hay bất cứ nghề nào, chỉ cần chân chính, hãy ủng hộ. Một sự rất khổ tâm của con người là hằng ngày phải đến công ty không phải là một ngày vui, mà là một ngày chán nản, gò bó, buồn rầu” - TS Minh nhấn mạnh.
Chọn nghề phù hợp với bản thân Lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân quan trọng, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa thi đến. Để biết mình phù hợp với ngành nghề nào, các bạn dựa theo các bước sau: Dựa vào sở thích: Vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân. Dựa vào năng lực: Là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không. Dựa vào hoàn cảnh gia đình: Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên vì nó sẽ giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp Dựa vào nhu cầu xã hội: Việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. |
Thái Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03