Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim
Ăn nhiều khoai tây chiên, đâm lo
Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu vừa phát hiện hóa chất acrylamide có thể gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh mà trẻ em yêu thích, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để chủ động giám sát, phát hiện và quản lý mối nguy này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp việc lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường.
Cục An toàn thực phẩm cho hay đến ngày 21/7 mới có kết quả kiểm nghiệm, song, thông tin trên khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Nhiều người hoang mang, lo lắng khi biết thông tin khoai tây chiến có chứa chất gây ung thư acrylamide |
Chị Đinh Thị Tuyến Lan ở khu đô thị Đại Thanh (Hà Nội) chia sẻ: “Hai đứa con nhà chị nghiện món khoai tây chiên, cuối tuần nào cả nhà cũng kéo nhau đi ăn, đến lúc về nhiều khi còn mua cả một bịch khoai tây chiên to để các con ăn dần. Tuần nào bận, chị tranh thủ chiên khoai ở nhà cho các con”.
“Giờ thấy thông tin khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư mà chị lo quá. Các con ăn nhiều như vậy không biết có sao không”, chị Lan nói.
Tương tự, trên các diễn đàn, mạng xã hội, không ít các ông bố bà mẹ cũng tỏ ra lo lắng trước thông tin khoai tây, bim bim có chất gây ung thư.
Thành viên có nickname mebap... chia sẻ trên một diễn đàn: “Trời ơi, hoảng quá. Khoai tây chiên thì tuần nào cũng ăn, cả nhà ngăn ngấu ăn nghiến như chết đói 3 ngày. Còn bim bim thì mỗi ngày cậu con trai 5 tuổi của mình cũng oánh chén hết 2-3 gói loại to là chuyện thường”. Thành viên này sợ hãi nói rằng từ nay sẽ cai dần hai món khoái khẩu trên.
Trong khi đó, một số bạn trẻ vẫn vô tư ăn vì sở thích không thể từ bỏ ngay được. Mai Phương (Tôn Thất Tùng, Đống Đa) cho biết dường như bị nghiện món khoai tây chiên và bim bim như món ăn vặt hàng ngày. Khi nghe tin xấu về nguy có ảnh hưởng tới sức khỏe, giờ Phương vừa ăn vừa run.
Thực tế, theo ghi nhận của PV, các chủ nhà hàng chuyên bán đồ ăn nhanh và ăn vặt online cho biết người dân đang khá hoang mang trước thông tin trên. Lượng khoai tây chiên bán ra và được khách đặt hàng hai hôm nay giảm đáng kể. Ngày thường, khoảng 100 khách đặt hàng thì nay chỉ còn 70-80 khách.
Lời khuyên không mới: Ăn ít đồ ăn nhanh
Trao đổi với PV, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cho hay rất nhiều người lo lắng gọi điện hỏi ông về những tác động đến sức khỏe khi ăn món khoai tây chiên, bim bim.
Các chuyên gia cho rằng nên hạn chế ăn những đồ ăn chiên, rán tại các nhà hàng bán đồ ăn. |
Theo ông Thịnh, trên thực tế, acrylamide được tạo ra khi đường và một số axít amin thành phần chính của protein có trong các thực phẩm tự nhiên bị nóng lên trong quá trình nướng bánh. Loại hóa chất có hại này thường có trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, các sản phẩm từ khoai tây hoặc đồ nướng như bánh mì. Hàm lượng acrylamide trong các loại thực phẩm này tăng lên khi nhiệt độ tăng và thời gian nấu nướng kéo dài.
Khi chế biến các loại thực phẩm, chỉ cần để ở nhiệt độ cao như chiên trong nhiệt độ 150 độ C thì các protein có trong tự nhiên có thể tự chuyển hóa thành acrymide.
Trước thông tin gây nhiều hoang mang, ông Thịnh khuyên người tiêu dùng cần bình tĩnh chờ kết quả kiểm nghiệm cụ thể và có thói quen trong nấu nướng tránh biến thực phẩm thành thuốc độc, hại sức khỏe. Nên hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150-250 độ C.
Còn theo bác sĩ Bùi Thị Xuân (Bệnh viện K Trung Ương), những người hay ăn thực phẩm chiên qua dầu mỡ có nguy cơ ung thu cao hơn người bình thường, đặc biệt là đối với thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần.
Bác sĩ Xuân giải thích, mỗi lần chiên lại, những phần thực phẩm còn dư ở mỡ sẽ tiếp tục bị chiên lại ở nhiệt độ cao, tích tụ nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe.
Đối với các món ăn tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh, bác sỹ Xuân nhận định, các món ăn tại đây tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Bởi, người tiêu dùng khó có thể biết thực phẩm xuất xứ từ đâu, chất bảo quản như thế nào, chế biến từ bao giờ, có dùng dầu chiên nhiều lần không... Ngoài ra, chất bảo quản trong thực phẩm sẽ đọng lại trong dầu mỡ gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người.
Bác sỹ Xuân cho rằng, người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc ăn uống ngoài hàng, đặc biệt tại các hàng ăn nhanh để tránh gây hại cho sức khỏe.
Theo Vietnamnet
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36