CĐ bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
![]() | Thí điểm cấp giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài |
Tính từ năm 2007 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 80-90 nghìn người lao động đi làm việc và thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài với 30 nhóm ngành nghề trong đó chủ yếu là lĩnh vực sản xuất chế tạo; khán hộ công và giúp việc gia đình; hộ lý; xây dựng; thủy sản; vận tải biển; nông, lâm nghiệp; dịch vụ và các ngành nghề khác.Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của chính bản thân gia đình họ và cho đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lao động Việt Nam, đặc biệt là đối tượng có tay nghề thấp, người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân còn có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài như: phải trả chi phí lao động cao; bị lừa gạt đi lao động bất hợp pháp; bị chủ sử dụng lao động nước sở tại xâm hại quyền lợi…
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Tại Hội thảo, ông Pong Sul Ahn - chuyên gia cao cấp về hoạt động người lao động của ILO khu vực Đông và Đông Nam Á đã giới thiệu về vai trò của tổ chức CĐ trong phương pháp tiếp cận 4 trụ cột. Đó là: Thúc đẩy chính sách di cư dựa trên quyền của NLĐ; Xây dựng mạng lưới phối hợp giữa các tổ chức CĐ tại các nước phái cử và nước tiếp nhận; Tiếp cận người lao động di cư- kết nạp đoàn viên là lao động di cư; Giáo dục, đào tạo và tuyên truyền vận động.
Ông Trần Văn Tư- Trưởng phòng Cơ chế chính sách, Ban KTCSXH và Thi đua khen thưởng TLĐ giới thiệu Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quá trình chỉnh sửa luật.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Thảo luận nhóm, các đại biểu đã nêu nhiều vấn đề về những khó khăn mà người lao động di cư gặp phải trước, trong và sau khi về nước; vai trò bảo vệ của CĐ trong quy định của pháp luật, trên thực tế; thảo luận, cho ý kiến vào bản kiến nghị đề xuất chính sách do TLĐ dự thảo nhằm tăng cường sự tham gia trực tiếp của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong hệ thống luật pháp, chính sách liên quan.
Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh
Tin khác

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành
Hoạt động 13/04/2025 15:19

Hà Đông: Nhiều kết quả hoạt động công đoàn nổi bật trong quý I/2025
Hoạt động 13/04/2025 14:28

Điểm sáng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp FDI
Hoạt động 13/04/2025 11:21

Lan tỏa nét đẹp của đoàn viên, người lao động quận Long Biên
Hoạt động 13/04/2025 10:42

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ
Hoạt động 13/04/2025 07:44

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động
Hoạt động 13/04/2025 06:05

Phát huy vai trò của nữ CNVCLĐ trong các phong trào thi đua
Hoạt động 13/04/2025 06:02

Chăm lo cho người lao động bằng những hoạt động thiết thực
Hoạt động 13/04/2025 06:00

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động
Hoạt động 12/04/2025 22:27

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025
Hoạt động 12/04/2025 22:24