Cân nhắc kỹ khi tăng giờ làm thêm

Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ mỗi năm. Điều này đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ lao động, việc điều chỉnh giờ làm thêm là vấn đề ảnh hưởng đến nhiều đối tượng nên cần cân nhắc kỹ.
can nhac ky khi tang gio lam them Công nhân sẽ kiệt sức nếu tiếp tục tăng giờ làm thêm

Nhiều hệ lụy khi tăng giờ làm thêm

Có thể nói, đối tượng chịu tác động nhiều nhất bởi quy định tăng giờ làm thêm chính là CNLĐ. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, nhiều CNLĐ đang làm việc tại các KCN&CX Thành phố khẳng định, vì thu nhập còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, nên đa số CNLĐ có nhu cầu tăng ca để cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những việc “cực chẳng đã”, bị thúc ép bởi nhu cầu của cuộc sống chứ việc làm thêm nhiều cũng gây cho CNLĐ không ít hệ lụy.

can nhac ky khi tang gio lam them
Công nhân may thường phải làm thêm giờ.

Là nam giới, còn độc thân, chưa vướng bận gia đình, con nhỏ, song anh Nguyễn Văn Tùng, công nhân một doanh nghiệp thuộc KCN Bắc Thăng Long thẳng thắn cho biết, anh không đồng tình với quan điểm sẽ tăng giờ làm thêm.

“Với thời gian như hiện nay, lao động phải làm tăng ca đã về nhà rất muộn, thông thường, 9h30 mới về đến nhà, tắm giặt, cơm nước xong cũng đã nửa đêm. Với những người độc thân chưa có gia đình như tôi thì gần như không có thời gian nghỉ ngơi hay tiếp xúc, tìm hiểu bạn bè để tiến tới hôn nhân. Hơn nữa, tăng ca nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, không còn thời gian lo cho nhu cầu riêng tư và gia đình nữa”- anh Tùng nói.

Cũng phản đối việc tăng giờ làm thêm, công nhân Nguyễn Thị Huyền, làm việc tại KCN Quang Minh cho biết: “Khi chưa lập gia đình, không vướng bận con cái thì việc tăng ca giúp tôi có thêm thu nhập. Nhưng khi có gia đình và đặc biệt là khi đã có con thì ai cũng muốn về sớm để có thời gian chăm sóc gia đình. Nếu Luật cho phép tăng số giờ làm thêm thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở để yêu cầu công nhân làm thêm nhiều hơn, như vậy rất là bất cập cho công nhân. Nhiều gia đình công nhân vì đi làm thêm nhiều mà vợ chồng mệt mỏi, đùn đẩy việc nhà cho nhau dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí là ly hôn ”.

Bên cạnh ý kiến phản đối, cũng có không ít công nhân đồng tình với việc tăng giờ làm thêm do đây là lựa chọn duy nhất nếu người lao động muốn cải thiện thu nhập. "Ngoài lương cơ bản khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/tháng, cộng thêm khoảng 1-1,5 triệu đồng tiền tăng ca, 100.000 đồng tiền hỗ trợ chỗ ở, tiền đi lại... mỗi tháng thu nhập của tôi chỉ khoảng 5-6 triệu đồng.

Dù vậy, khoản thu nhập này vẫn không đủ trang trải chi phí sinh hoạt như tiền nhà trọ, điện nước và nhiều việc chi tiêu khác. Trong điều kiện ấy, chỉ có tăng ca mới giúp chúng tôi có thêm thu nhập để dành dụm hay giúp đỡ gia đình”- Nguyễn Mai Lan, công nhân một công ty May thuộc KCN Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai bày tỏ. Tuy nhiên, giống như đa số công nhân khác, Mai Lan cũng thừa nhận những hệ lụy xảy ra từ việc tăng giờ làm thêm.

“Việc tăng ca nhiều cũng để lại nhiều hệ lụy khi công nhân không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động, việc chăm sóc con cái, gia đình cũng bị ảnh hưởng. Chính bởi vậy, để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, không nên mở rộng khung giờ làm thêm mà chỉ nên giữ nguyên quy định hiện hành. Ở các ngành nghề thâm dụng lao động, nếu điều kiện làm việc kém và chất lượng bữa ăn không bảo đảm, việc tăng giờ làm thêm sẽ khiến NLĐ kiệt sức, chưa kể phải phải đối mặt với nhiều bệnh tật khác" - chị Lan góp ý.

Phải hết sức cân nhắc

Theo các chuyên gia lao động, nhu cầu làm thêm chủ yếu rơi vào nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động (dệt may, giày da). Đơn hàng từ đối tác của nhóm các doanh nghiệp này thường không ổn định dẫn đến việc phải hoàn thành gấp, từ đó chủ sử dụng lao động buộc phải thỏa thuận tăng ca với người lao động.

Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy ngành may là điển hình của tình trạng tăng ca nhiều. Cụ thể, thời gian tăng ca trung bình từ 47- 60 giờ/tháng (quy định là 30 giờ/tháng). Tính trung bình, các doanh nghiệp đã cho người lao động làm thêm giờ lên tới 500 giờ/năm, thậm chí 600 giờ/năm…

Trao đổi với báo chí, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng việc nâng giờ làm thêm phải đặt trong mối tương quan giữa giờ làm việc chính thức của chúng ta hiện nay như: Giờ làm tương đối cao rồi điều kiện lao động, sức khỏe của người Việt Nam cũng có hạn chế nhất định; điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến việc làm, thất nghiệp, tai nạn lao động...

Ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh làm thêm giờ phải theo đúng nghĩa để giải quyết công việc có tính đột xuất, thời vụ, chứ không phải theo kiểu làm thêm giờ quanh năm, ngày nào cũng làm thêm giờ, tháng nào cũng làm thêm giờ. Việc làm thêm giờ cũng cần đặt trong bối cảnh, xu hướng chung của quốc tế, đó là họ có xu hướng giảm giờ làm, giảm giới hạn làm thêm giờ.

"Tuy nhiên, với điều kiện cụ thể ở nước ta, có thể xem xét việc mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về làm thêm giờ lên 300 giờ, trường hợp đặc biệt được làm thêm tối đa 400 giờ mỗi năm, là có thể chấp nhận được với điều kiện phải bảo đảm tiền lương làm thêm giờ của người lao động được trả theo lũy tiến. Điều này giúp cho người lao động được hưởng lợi và doanh nghiệp cũng cần phải hết sức cân nhắc khi huy động người lao động làm thêm giờ nhiều" - ông Quảng phân tích.

Theo ông Lê Đình Quảng, vì tiền lương tối thiểu của người lao động còn quá thấp nên không ít người vẫn muốn làm thêm để có thêm thu nhập. Chính vì thế, để giải quyết khó khăn và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tiền lương của người lao động phải được doanh nghiệp trả theo lũy tiến - càng làm thêm giờ nhiều thì càng được hưởng cao.

"Ví dụ, làm thêm giờ vào ngày thường và đến 200 giờ/năm thì được trả ít nhất 150%; làm thêm giờ vào ngày thường và từ 201 đến 300 giờ/năm thì được trả ít nhất 200%; làm thêm giờ vào ngày thường và từ trên 300 giờ/năm thì được trả ít nhất 250%. Nếu không được tính lũy tiến thì sẽ không tăng thời giờ làm thêm"- ông Lê Đình Quảng nói.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, Giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất thuộc về anh Nguyễn Văn Thể, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tây Hà Nội, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm với 7 bàn thắng.
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn huyện sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Xem thêm
Phiên bản di động