Cảm phục lòng yêu nghề của một cô giáo khiếm thị
Cô giáo trẻ Phạm Thị Thùy (28 tuổi, trú tại thị trấn Phố Châu, huyện miền núi Hương Sơn) được sinh ra trong một gia đình nghèo, có 5 anh em. Cuộc sống vất vả, vì bố bị bại liệt không có khả năng lao động, một mình người mẹ gánh vác, lo cho các con ăn học chu tất.
Thùy được bố mẹ cho ăn học tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh. Năm 2008 Thùy tốt nghiệp ngành Tiếng Anh ra trường và được cử về trường THCS Thủy Mai (xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn) công tác. Hơn một tháng vào giảng dạy tại đây cô bị căn bệnh cũ tái phát (viêm màng bồ đào) khiến đôi mắt của cô gần như mờ hẳn, không thể đứng lớp được nữa.
Cô Thùy truyền đạt kiến thức cho các em khiếm thị bằng cách đặt từng bàn tay của học trò lên những chấm nổi nhỏ li ti để nhận biết thông tin |
Thùy tâm sự, bước vào bục giảng chưa được bao lâu thì do bệnh cũ tái phát mà đôi mắt Thuỳ quên dần ánh sáng. Nhiều lúc nhớ lại khi trươc mắt còn sáng, đứng trên bục giảng mà thèm. Thuỳ thèm lắm được đọc những câu chuyện kỳ bí, ngắm nhìn những bông hoa vào mỗi sáng bình minh, muốn được nhìn thấy nét cười đùa của các cô cậu học trò, khuôn mặt mẹ già nhăn nheo. Đôi lúc cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Hàng ngày giam mình trong bốn bức tường, không muốn gặp gỡ, nói chuyện cùng ai. Cô trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh. Những điều mong muốn nhỏ nhoi nhìn được mọi thứ đó giờ đây là vô vọng, trước mắt chỉ là màn đêm.
Thế rồi không chịu khuất phục trước bệnh tật, năm 2009 Thuỳ gia nhập Hội người mù huyện Hương Sơn và đi học lớp giáo viên dạy chữ Brail. “Ban đầu tôi phải mò mẫm từng kí hiệu, có những lúc đôi tay mỏi rã rời, đầu đau nhức. Sau hai tháng kiên trì, tôi đã chinh phục được những chấm nổi li ti trên những trang giấy trắng dày cộp để rồi đọc và viết thành thạo. Năm 2010, tôi chuyển xuống Hội người mù Hà Tĩnh sinh hoạt, tham gia lớp dạy chữ Brail cho các học sinh khiếm thị trên địa bàn”,Thùy nhớ lại.
Một phụ huynh có con bị khiếm thị được Thuỳ dạy học cho biết chính Thùy đã đến khuyên gia đình cho con đi học. “Tới chứng kiến cảnh cô trò dùng lời nói, cử chỉ quây quần bên nhau, tôi tin tưởng giao con để cô dạy dỗ và nói với chồng rằng mình đã gặp được bồ tát rồi”. Phụ huynh này chia sẻ. Nói về dạy các em khiếm thị, Thuỳ cho biết: “Khó khăn ban đầu là truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Mỗi lớp dạy chữ Brail có 10-15 em, độ tuổi chênh lệch nhau, khó khăn nhất là để tập hợp, hòa đồng tất cả các em với nhau. Do các em được giao lưu với bên ngoài ít nên sự mặc cảm, tự ti vẫn rất lớn”,
Em Nguyễn Thị Hoài bày tỏ lòng biết ơn với cô giáo Phạm Thị Thùy bằng việc chăm ngoan học hành để không phụ lòng cô |
Gần đến ngày nhà giáo Việt Nam, khi chúng tôi hỏi về ký ức, Thùy tâm sự: “Trước kia ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tôi buồn nhất, bởi nó gợi lại những kí ức não nề khi ước mơ giáo viên dang dở. Kể từ khi đứng lớp dạy các em khiếm thị, cảm giác ngày lễ này đã trở về đúng nghĩa trong tim tôi. Tôi nhớ như in hai năm trước, trong ngày 20/11 các em trong lớp đã mua hoa, cài tóc rồi lò dò đi từng bước lên bục giảng tặng và hát cho tôi nghe. Lúc ấy cô và các trò ôm nhau khóc”.
Nhờ sự phấn đấu không biết mệt mỏi, ba năm trước Thùy được bầu làm Phó chủ tịch Hội người mù tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù được “lên chức” song với khao khát dạy học, nữ giáo viên này vẫn đứng lớp dạy chữ Brail. Hạnh phúc luôn mỉm cười với những người vượt lên số phận. Tháng 1/2014 Thuỳ lên xe hoa với anh Lê Quốc Cường, cũng là người khiếm thị, đang làm ở cơ sở tẩm quất do Hội quản lý.
Ở Hội người mù Hà Tĩnh, các học sinh chủ yếu học cô Thuỳ môn Toán và Tiếng Việt để có thể ứng dụng vào các nghề tẩm quất, làm tăm tre… Có em sau khi học lớp chữ nổi của Thuỳ đã về học lớp hòa nhập với các bạn sáng mắt và học rất giỏi, tiêu biểu như em Trần Việt Hoàng (Lớp 8A, trường THCS Đồng Lộc), liên tục nằm trong tốp 4 của lớp. Hiện trong số cựu học sinh của nữ giáo viên này có 7 em đang học Đại học, 3 em đang học hòa nhập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50