Bệnh nhân khó thở vì khối u chèn ép khí quản suốt 10 năm

(LĐTĐ) Bệnh nhân có bướu giáp chìm kích thước lớn gần 10 năm mới được phát hiện, khối u sa vào trung thất, đè đẩy toàn bộ khí quản sang bên đối diện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
benh nhan kho tho vi khoi u chen ep khi quan suot 10 nam Cắt bỏ khối u và tạo hình ngực cho bệnh nhân vú to bất thường
benh nhan kho tho vi khoi u chen ep khi quan suot 10 nam Hy hữu bệnh nhân mang khối u khổng lồ suốt 30 năm
benh nhan kho tho vi khoi u chen ep khi quan suot 10 nam Phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u chèn ép tủy sống cho bệnh nhân 57 tuổi

Các bác sĩ của Đơn vị Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có bướu giáp chìm kích thước lớn – một thể nặng của bệnh lý tuyến giáp đã nằm trong lồng ngực bệnh nhân gần 10 năm mới được phát hiện.

Bệnh nhân may mắn trong trường hợp trên là bà Lò Thị O (63 tuổi, ở Sơn La). Bệnh nhân phát hiện bệnh từ năm 16 tuổi, xuất hiện khối bất thường vùng cổ nhưng không điều trị. Năm 2004, bệnh nhân được chẩn đoán bướu giáp và phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp tại bệnh viện tỉnh Sơn La. Sau đó bệnh nhân cũng không có điều kiện đi khám lại.

benh nhan kho tho vi khoi u chen ep khi quan suot 10 nam
Hình ảnh khối u của bệnh nhân trên phim cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Khoảng 10 năm sau, bệnh nhân thấy khó thở ngày một tăng, đặc biệt là ở tư thế nằm, gần như không nằm ngửa được kèm theo nuốt nghẹn, đi khám ở y tế cơ sở nhưng không phát hiện ra bệnh. Triệu chứng ngày càng nặng, bệnh nhân đi khám ở bệnh viện tỉnh thì phát hiện ra một khối u lớn đã có dấu hiệu chèn ép vào khí quản và thực quản. Bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả chụp Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thấy khối u kích thước lớn 10x80x50mm sa vào trung thất, đè đẩy toàn bộ khí quản sang bên đối diện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí hạn chế mức độ vừa đến nhiều – đó là kết quả đo chức năng hô hấp và sinh thiết khối u trước mổ thấy bướu giáp keo lành tính.

Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ngày 5/9/2018. Quá trình phẫu thuật rất khó khăn do khối u lớn chui sâu vào trong lồng ngực, rất nhiều mạch máu tăng sinh, bệnh nhân lại có tiền sử phẫu thuật trước đó nên khối u dính chặt vào tổ chức xung quanh rất khó bóc tách. Sau hơn 2 giờ, cuộc phẫu thuật đã thành công lấy ra khối u lớn đường kính 8x10 cm.

Diễn biến hậu phẫu thuận lợi, sau mổ ngày thứ 2 bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, đi lại nói chuyện và ăn uống được. Bệnh nhân được xuất viện sau 1 tuần phẫu thuật, hết các triệu chứng của bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.

Theo bác sĩ Ngô Gia Khánh – Phụ trách Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai: Bướu giáp thòng trung thất là giai đoạn muộn của các bệnh lý tuyến giáp. Bướu không nằm ở cổ nên chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi có các biểu hiện khó thở, nuốt nghẹn hoặc đôi khi có khàn tiếng. Phẫu thuật cắt tuyến giáp ở cổ là phẫu thuật không phức tạp tuy nhiên nếu để muộn, bướu giáp chìm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến khi xử lý.

Cũng theo bác sĩ Khánh, bướu giáp chìm sau xương ức, bướu giáp chìm trong lồng ngực hay còn gọi là bướu giáp thòng là một thể đặc biệt của một khối u của trung thất trên. Loại bệnh này chiếm tỉ lệ không nhỏ, khoảng 3-20% trong các trường hợp bướu giáp.

Theo các bác sĩ, bệnh lý tuyến giáp có tính chất địa phương và có liên quan đến yếu tố gia đình. Tính chất địa phương có thể hiểu là bệnh xảy ra ở một vùng địa phương nào đó, hầu như mọi người dân sinh sống trong địa phương đó đều mắc bệnh như nhau. Có thể do lối sống, tập quán dẫn tới mắc bệnh: người dân tộc, do chế độ ăn không cung cấp đủ Iod – là nguyên nhân chính gây nên bệnh tuyến giáp.

Chính vì thế, theo các bác sĩ, vai trò y tế cơ sở ở những vùng này cũng rất quan trọng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả là hoạt động góp phần phát hiện sớm những trường hợp này để bệnh nhân được can thiệp và điều trị sớm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

(LĐTĐ) Theo Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), ngày 28/5, mức tiêu thụ điện đã đạt 98,7 triệu kWh - mức cao nhất trong năm 2024. Công suất đỉnh cũng được thiết lập lúc 22h cùng ngày với 4.756 MW.
EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý Sức khỏe, An toàn và Môi trường và hỗ trợ cải tiến quy trình O&M cho các dự án thủy điện do cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Mới đây, đoàn công tác gồm 15 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo danh tiếng ở Bỉ.
Công nhân may xúc động đón nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Công nhân may xúc động đón nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động, nghẹn ngào không nói nên lời là cảm xúc của chị Nguyễn Thị Thanh Hằng - công nhân may tại Công ty TNHH MTV Ngọc Việt khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2024

(LĐTĐ) Từ tháng 6/2024, nhiều nghị định và thông tư mới bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là Nghị định 39/2024/NĐ-CP về di sản văn hóa phi vật thể và Nghị định 41/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động vận tải. Ngoài ra, Thông tư 10/2024/TT-BGTVT về quản lý tuyến vận tải thủy và Thông tư 03/2024/TT-BTTTT về quy hoạch băng tần cũng bắt đầu có hiệu lực.
Hà Nội lên phương án ứng phó ngập lụt do mưa bão

Hà Nội lên phương án ứng phó ngập lụt do mưa bão

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các loại hình thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ vướng cơ chế tài chính cho báo chí

Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ vướng cơ chế tài chính cho báo chí

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Thị Thanh Hương kiến nghị, khẩn trương ban hành các Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí, đảm bảo tính đúng, tính đủ...
Sơn Tây: Thêm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Sơn Tây: Thêm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) “Xây dựng nông thôn mới đã được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp”, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn, nhấn mạnh tại buổi Lễ công bố Quyết định và đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đối với xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Tin khác

Phát hiện 2 trẻ em mắc bệnh sởi tại TP.HCM

Phát hiện 2 trẻ em mắc bệnh sởi tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, TP.HCM vừa ghi nhận hai trường hợp trẻ mắc bệnh sởi cư trú tại 2 phường thuộc quận Bình Tân. Đáng lưu ý, cả 2 trẻ đều ở lứa tuổi 13 đến 15 tháng tuổi và cả 2 đều chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi.
Long Biên phát động xây dựng cộng đồng an toàn

Long Biên phát động xây dựng cộng đồng an toàn

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Trung tâm Y tế quận Long Biên phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Ngọc Thụy tổ chức phát động “Xây dựng cộng đồng an toàn là trách nhiệm của toàn xã hội” năm 2024.
Hà Nội phấn đấu đạt 99,8% trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được bổ sung vitamin A

Hà Nội phấn đấu đạt 99,8% trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được bổ sung vitamin A

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 1 và 2/6, uống vét từ ngày 3 đến 4/6. Mục tiêu đặt ra của chiến dịch là 99,8% trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao.
Đừng chủ quan khi mắc cúm B!

Đừng chủ quan khi mắc cúm B!

(LĐTĐ) Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp đang có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều người mắc cúm B. Khác với những năm trước, người bệnh mắc cúm vào viện điều trị do nhiễm vi rút cúm A và chủ yếu là trẻ nhỏ, thì thời gian gần đây, số ca mắc cúm B xuất hiện nhiều và có cả người lớn, khỏe mạnh, không có bệnh tiền sử.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Hà Nội ghi nhận thêm 76 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 76 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Trong tuần qua, khi số ca mắc sốt xuất huyết, thủy đậu giảm, thì số trường hợp mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố ghi nhận gia tăng với 76 trường hợp mắc, tăng 8 trường hợp so với tuần trước đó.
Cập nhật tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân trong vụ cháy ở Trung Kính

Cập nhật tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân trong vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ngày 25/5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng sức khoẻ 3 bệnh nhân trong vụ cháy nhà ở Trung Kính, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Gia tăng số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM

Gia tăng số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), số ca bệnh tay chân miệng tại TP.HCM bắt đầu có xu hướng gia tăng trong những tuần gần đây, đa số là các trường hợp bệnh nhẹ và hệ thống giám sát chưa phát hiện tác nhân Enterovirus 71.
Đặt thành công máy tạo nhịp tim cứu sống bệnh nhân 88 tuổi mắc nhiều bệnh nền

Đặt thành công máy tạo nhịp tim cứu sống bệnh nhân 88 tuổi mắc nhiều bệnh nền

(LĐTĐ) Các bác sĩ Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa cứu sống và điều trị thành công cho bệnh nhân nam lớn tuổi và mắc nhiều bệnh nền bằng phương pháp đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
TP.HCM: Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết khi mùa mưa đến

TP.HCM: Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết khi mùa mưa đến

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, nhất là trong giai đoạn mùa mưa tại khu vực phía Nam, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và tạo điều kiện cho bệnh sốt xuất huyết gia tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động