Bánh chưng không tốt cho người béo
Các nguyên liệu làm bánh chưng đều có tác dụng chữa bệnh Loại bánh cổ truyền thường có mặt trong mỗi dịp Tết của gia đình Việt là sự kết hợp của những nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ..., được gói trong lá dong. Tất cả các nguyên liệu tạo ra chiếc bánh thơm ngon này đều là vị thuốc.
Vị thuốc giản dị, độc đáo
Chẳng hạn, gạo nếp, theo Đông y, có vị ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị. Gạo nếp có thể dùng để chữa bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy...
Còn đậu xanh có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng... Người xưa thường dùng đậu xanh để phòng các bệnh viêm nhiệt hoặc giải độc tố trong người rất tốt.
Hay như lá dong, với vị ngọt, tính hơi hàn, tác dụng giải nhiệt độc, lương quyết, lợi tiểu. Lá dong có thể dùng để chữa say rượu, chữa ngộ độc, chữa vết thương, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, thịt lợn và các gia vị làm thơm như hạt tiêu, thảo quả cũng là những vị thuốc dân gian quen thuộc.
Cụ thể, thịt lợn có tác dụng tư âm nhuận táo, là nguồn cung cấp chất đạm không thể thiếu cho mọi lứa tuổi.
Còn mỡ lợn có tác dụng bổ hư nhuận táo, chữa trị được chứng ho khan, táo bón, khô da, nứt nẻ da... Mỡ lợn nguồn cung cấp chất béo - chất đóng vai trò rất quan trọng về hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, sinh dục. Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin A, D, E, K...
Hạt tiêu trong nhân bánh và đặc biệt là hoạt chất oleoresin trong hạt tiêu có các tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, làm tăng quá trình đông máu do làm tăng nhanh sự hoạt hóa thrombin và giảm tỷ lệ heparin trong hệ đông máu.
Dùng hạt tiêu ở liều nhỏ có tác dụng tăng tiết dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tống hơi trong ruột ra ngoài, giúp ăn ngon. Liều cao có tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiết niệu. Ngoài ra còn có tác dụng diệt ký sinh trùng, đuổi các sâu bọ.
Hành có tác dụng giải biểu, sát trùng, thông dương... ngăn ngừa chứng bụng đầy chậm tiêu, viêm nhiễm đường ruột, cảm cúm nhức mỏi, bí tiểu tiện, ngừa tai biến do huyết ứ...
Sự kết hợp của các nguyên liệu đó khiến chiếc bánh chưng trở thành một món ăn-vị thuốc dân gian vừa giản dị, vừa độc đáo.
Có bệnh thì nên tránh
Trong thời hiện đại, các bệnh chuyển hóa cũng tăng cao, thì bánh chưng lại không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người. Thậm chí, với một số bệnh phải kiêng đồ nếp, kiêng chất béo... thì bánh chưng, bánh tét lại được "kính nhi viễn chi".
Nếu bạn có những bệnh dưới đây, hãy hạn chế hoặc tránh xa loại bánh bổ dưỡng này nhé:
Béo hoặc béo phì: Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng, vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, bánh tét, nhất là bánh chưng rán vì nó nhiều chất béo.
Bị bệnh thận: Người mắc bệnh thận kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng, bánh tét vì nó rất nhiều chất béo.
Việc ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông lại càng nguy hiểm, vì dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Bị đau dạ dày: Gạo nếp và đỗ xanh – 2 nguyên liệu chủ đạo trong bánh chưng, bánh tét lại không tốt cho người đau dạ dày, vì 2 nguyên liệu này tạo hơi, khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Bị mụn nhọt: Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch: Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trong bánh chưng lại chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao, dồi dào năng lượng, giàu chất đạm động vật và thực vật, nhiều chất béo... gây ảnh hưởng không tốt tới tim mạch và huyết áp.
Mắc bệnh tiểu đường: Bánh chưng, bánh tét cung cấp nhiều chất bột đường từ nếp sẽ chuyển hóa thành đường khi vào cơ thể. Do vậy, người đái tháo đường chỉ nên ăn vừa phải và nên kèm nhiều rau để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể.
Theo BS Cẩm Nga
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52