Băn khoăn trước mùa vải thiều
Vải thiều 7.000 đồng/kg, vải Nhật Bản vài trăm nghìn đồng... 5 quả |
Xây dựng thương hiệu vải thiều
Mới đây, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã có chương trình xúc tiến thương mại với UBND huyện Thanh Hà để bàn giải pháp tiêu thụ vải VietGAP cho nông dân. Nếu chương trình được ký kết, vải Thanh Hà sẽ có mặt ở tất cả hệ thống phân phối của Hapro Hà Nội. Hapro sẽ huy động khoảng 5.000 – 6.000 cán bộ nhân viên của gần 30 đơn vị thành viên tập trung vào chiến dịch tiêu thụ vải trong đợt cao điểm khoảng 20 ngày, với ít nhất 100 điểm bán hàng trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Hapro, Hapro không tham gia kinh doanh theo kiểu manh mún mà sẽ có kế hoạch bài bản từ tổ chức thu mua, in ấn bao bì, bảo quản, quảng bá thương hiệu, truyền thông, marketing…, Hapro sẽ tạo ra kênh tiêu thụ vải thiều Thanh Hà đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý, không bình dân theo kiểu “xe thồ, bán mớ” như lâu nay, góp phần xây dựng thương hiệu vải Thanh Hà ngay trên “sân nhà”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương và lãnh đạo Hapro kiểm tra chất lượng vải Thanh Hà trước khi Hapro tiêu thụ sản phẩm. |
Trao đổi về những e ngại trong khâu bảo quản, vận chuyển vải thiều đến tay người tiêu dùng, ông Thắng cho biết, công ty sẽ làm việc với địa phương để đảm bảo việc vận chuyển vải từ Hải Dương lên Hà Nội nhanh nhất, đảm bảo vải có mặt tại các điểm bán lẻ trước 5h sáng hàng ngày. Đồng thời để không phải mở thùng xốp nhằm giữ thời gian bảo quản, bên cạnh việc triển khai các túi lưới bán lẻ cho khách hàng mua số lượng ít, từ 3 - 5 kg, công ty sẽ đặt các loại thùng xốp có kích cỡ, như 5kg/thùng, 10kg/thùng hoặc 15 kg/thùng để bán nguyên thùng cho khách hàng.
Muốn bao tiêu cũng khó
Mặc dù Hapro khá tâm huyết với kế hoạch tìm đầu ra và xây dựng thương hiệu vải Thanh Hà thế nhưng trong buổi xúc tiến thương mại giữa công ty và lãnh đạo huyện Thanh Hà, ông Nguyễn Kim Hoàn, Chủ tịch UBND huyện lại tỏ ra lo ngại trước thực tế khó thu mua vải thiều với số lượng mà Hapro đưa ra trong mùa vải năm nay.
Bởi lẽ, theo ông Hoàn, vải Thanh Hà hiện nay ngoài Công ty Thực phẩm Đồng Giao hàng năm mua số lượng nhỏ để chế biến nước vải xuất khẩu thì đa số được bán cho tư thương tứ xứ, đông nhất vẫn là chuyển vào TP.HCM và bán cho thương lái Trung Quốc. Người dân trồng vải lâu nay quen tự bán, chưa quen kí cam kết hay hợp đồng gì ràng buộc với người mua. Vì vậy, ai mua giá cao thì họ bán cho người đó. Thực tế nhiều năm qua, giá vải liên tục biến động theo từng ngày, trong khi đó Hapro mặc dù sẵn sàng mua vải với giá cao hơn thị trường nhưng lại yêu cầu mức giá bán phải tương đối ổn định trong cả vụ nên khó mua được vải.
“Nên chăng Hapro cần nghiên cứu để có phương án ký hợp đồng nguyên tắc về giá cả, sau đó ký thẳng hợp đồng cam kết với các hộ dân, ai đồng ý và cam kết phải bán vải cho Hapro thì mới có thể ổn định được số lượng. Công ty cũng cần ký hợp đồng nguyên tắc với chính quyền địa phương, có hợp đồng ấy thì chính quyền mới có thể tham gia giám sát thu mua cho doanh nghiệp được”, ông Hoàn đề xuất.
Ý kiến của ông Hoàn là phù hợp với thực tế, bởi theo bác Thoa, người dân trồng vải xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, chuyện tư thương tranh giành mua vải là điều xảy ra thường xuyên. Vào đầu mùa, họ sẵn sàng mua với giá trên trời để loại đối thủ rồi sau đó, khi vải chín rộ lại đánh tụt giá xuống thấp nên người dân chịu thiệt. “Người dân chúng tôi cũng cần được bao tiêu đầu ra cho vải thiều, giá cả được ổn định trong cả vụ như người dân chăn nuôi bò sữa đã từng làm với các công ty sản xuất sữa,… Tuy nhiên, tính ra cũng chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là vải thiều vào vụ, Hapro giờ mới đặt vấn đề xem ra cũng khó. Phải ký kết ngay khi vải ra ra hoa hoặc là ký ngay sau khi kết thúc vụ mùa trước”- bác Thoa nói.
Được biết, hiện huyện Thanh Hà đã xây dựng được 60ha vải áp dụng quy trình VietGAP, sản lượng ước đạt2.000 tấn. Bên cạnh đó, có gần 19 ha vải với 97 hộ nông dân được cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ. Các hộ dân tham gia mô hình thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đảm bảo các quy định trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34