Ấm tình xóm trọ

LĐTĐ - Đồng hương, cùng làm một tổ, cùng ở trọ là những lý do để công nhân xa quê xích lại gần nhau, thương nhau như ruột thịt. Điều này giúp họ vững lòng hơn giữa cuộc sống đầy khó khăn, vất vả

Xích lại gần nhau

Trong khu nhà trọ phường Phúc Lợi, quận Long Biên (gần KCN Sài Đồng), không ai không biết đến cặp đôi Thu Hằng- Minh Ngọc. Hằng xuất hiện nơi nào là có Ngọc ở đó, và ngược lại. Họ thân nhau đến nỗi, nhiều người trêu chọc hai người “có vấn đề giới tính”. Ngọc và Hằng là cặp bạn chí cốt, cho dù quê Hằng ở Bắc Giang còn Ngọc sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Nguyên cớ khiến hai người trở thành bạn thân bắt đầu từ một ngày cách đây 3 năm, khi Ngọc và Hằng cùng tới tìm phòng thuê trọ để bắt đầu cuộc sống công nhân xa quê. “Người đến trước, thấy kẻ đến sau méo mặt vì bà chủ nói đã hết phòng, thế là thương quá rủ vào ở chung, vừa vui, vừa đỡ tốn tiền. Rồi  hai người lạ mà như chị em một nhà, khi đồ đạc dùng chung, người có cái nọ bù cho người thiếu cái kia”, Hằng nói. Còn Ngọc thì bảo: “Từ hai miền quê khác nhau ra Hà Nội làm công nhân trong KCN Sài Đồng, ban đầu chúng em đều không khỏi bỡ ngỡ, lạc lõng với nhịp sống thị thành. Có lẽ chính vì vậy, mà hai đứa xích lại gần nhau hơn”.

Đùm bọc, xích lại gần nhau sẽ giúp công nhân xa quê thấy thêm ấm lòng

Cũng theo Ngọc, dù thân nhau song không phải hai đứa không có bất đồng. Nhưng vì cùng xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên dễ bỏ qua cho nhau. Đúng như lời của Ngọc, đôi bạn, kẻ Bắc, người Trung, không giống nhau ở lời ăn tiếng nói đã đành, còn khác nhau cả trong cách ăn uống. Hằng người tròn trịa, lại thích ăn đồ rán, xào. Ngọc thanh mảnh, chỉ ưa đồ luộc, rau củ, thịt nạc… Lúc đầu, những khác biệt ấy khiến họ giận hờn nhau. Nhưng dần dần, qua những lần đau ốm, bệnh tật, trái gió trở trời, người này hết lòng chăm sóc cho người kia từ viên thuốc đến nồi cháo, những bất đồng vặt vãnh nhanh chóng được thay bằng sự quan tâm lẫn nhau.

Giúp đỡ nhau khi hoạn nạn

“Chị Loan ơi, Mai nó bị làm sao ấy, em sợ quá, chị sang xem giúp”. Nghe cô bé hàng xóm gọi, Nguyễn Thị Loan, Công ty N.S- KCN Bắc Thăng Long (trú tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) vội vàng bật dậy. Trong phòng trọ kế bên, Mai nằm thở dốc, mặt xanh mét, còn cô bạn cùng phòng thì luống cuống không biết xử trí ra sao. Bất chấp đêm khuya, trời mưa nặng hạt, Loan vẫn mặc áo mưa, lấy xe đưa Mai vào Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu. Mai bị hen phế quản, cơn hen kịch phát, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Loan nên cô được cấp cứu kịp thời và  không nguy hiểm tính mạng.

Tỉnh lại, Mai xúc động kể: “Chị Loan tốt lắm. Ở xóm trọ này, chuyện lớn, chuyện nhỏ gì mọi người đều gọi chị Loan và chuyện gì chị cũng nhận dù cho lúc nửa đêm hay đang giữa trưa. Mọi người ai cũng quý chị ấy”. Nghe Mai nói vậy, Loan cười, khiêm tốn giải thích cho những việc làm của mình: “Có gì đâu, anh chị em ở đây đều xa quê, xa gia đình nên mọi người đều xem nhau như người thân, sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ nhau. Gặp lúc bạn bè ốm đau, hoạn nạn, ai cũng làm như tôi mà thôi. Khu nhà trọ có đủ công nhân ở Bắc- Trung- Nam đến nhưng chúng tôi cảm thấy không có gì xa lạ mà lại rất gần gũi, gắn bó”.

Thương nhau như ruột thịt

Thanh Hà, Công ty M.T, KCN Vĩnh Tuy tâm sự: “Nếu không có các chị cùng nhà trọ, chắc tôi đã làm điều dại dột...”. Từ quê lên TP chẳng bao lâu, Hà đã yêu anh tổ trưởng cùng công ty. Anh ta ngon ngọt, hứa hẹn đủ điều nhưng đến khi Hà có thai thì anh ta lộ rõ bộ mặt Sở khanh. Anh ta trắng trợn tuyên bố mình đã có vợ con ở quê, không thể tiếp tục tình cảm với cô. Thai lớn không thể bỏ, còn về quê thì Hà không dám vì sợ gia đình mang tai tiếng với xóm giềng. Cùng đường, cô định tự tử nhưng nhờ các bạn cùng phòng khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn, Hà đã bình tâm và giữ lại đứa con. Không những thế, 2 cô bạn cùng phòng còn tận tình chăm nom, lo lắng khi Hà  vượt cạn. Giờ đây, con cô có đến 3 người mẹ, ai cũng yêu thương, lo lắng cho bé.
Một câu chuyện cảm động khác về tình người trong xóm trọ công nhân. Mẹ Nguyễn Thị Dung, công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long bệnh nặng, để chữa trị phải tốn tới vài chục triệu đồng, khoản tiền quá lớn đối với một gia đình thuần nông. “Tôi và gia đình đang lo lắng không biết xoay sở ra sao, thì bạn bè trong nhà trọ biết tin đã cùng nhau về tận quê thăm mẹ, rồi còn quyên góp tiền giúp mẹ tôi chữa bệnh. Mẹ tôi đã cảm động rơi nước mắt khi nghe các bạn nói: “Chúng cháu với Dung như chị em trong nhà, nên bác cũng là mẹ của chúng cháu”. Dung còn nói thêm, vậy mà ban đầu mới lên thành phố, tôi sống khép mình vì nghĩ ở đây mọi người đều sống kiểu “đèn nhà ai nấy sáng”.

Không chỉ xích lại gần nhau, thương nhau như ruột thịt vì làm cùng công ty, ở cùng chỗ trọ hay cùng cảnh ngộ xa nhà, CNLĐ ngoại tỉnh còn gắn bó với nhau vì tình đồng hương. Hiện nay, những nhóm đồng hương đã trở nên phổ biến. Những nhóm đồng hương này có tính bền vững cao. Họ luôn gắn bó nhau trong việc làm, đời sống; giúp đỡ nhau tận tình trong cơn hoạn nạn. Vẫn còn đó những khó khăn bộn bề của công việc, cuộc sống… nhưng sự quan tâm, chia sẻ, gắn bó với nhau của công nhân xóm trọ thật đáng quý. Những tình cảm này đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống xa quê…

Ngọc Tú

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động