Thị trường thép trong nước rất áp lực
Chi phí và tỷ giá hối đoái tăng vọt khiến các doanh nghiệp quay cuồng trong khó khăn chưa từng có. Tình trạng các công ty buộc phải cắt giảm công nhân, hoạt động cầm chừng diễn ra ngày càng nhiều.
Tại đối thoại chuyên đề “Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Phạm Công Thảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, năm nay là năm rất khó khăn với ngành thép. Trong đó tỷ giá là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả và hoạt động của ngành thép.
“Khi tỷ giá tăng, chúng ta nhìn thấy có vẻ như thuận lợi cho việc xuất khẩu, thế nhưng ở ngành thép thì chủ yếu là thị trường trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm một phần. Trong khi đó, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thép chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là quặng sắt, thép vụn phải nhập khẩu phần lớn.
Khi tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và chi phí của doanh nghiệp. Theo thông tin tôi nắm được, đối với các đơn vị lớn thì chênh lệch về tỷ giá sẽ bị ảnh hưởng khoảng 70-80 tỷ đồng trong năm 2022, các đơn vị nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng từ 20-30 tỷ đồng”, ông Phạm Công Thảo cho biết.
Năm nay việc tiêu thụ thép cũng suy giảm khá nhiều so với năm trước (Ảnh minh họa: Thanh Hà) |
Theo ông Thảo, năm nay việc tiêu thụ thép cũng suy giảm khá nhiều so với năm trước, do vậy thị trường thép trong nước rất xấu và áp lực. Trong quý 3 vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố kết quả xấu.
Một số ý kiến cho rằng, tỷ giá tăng ảnh hưởng rất lớn đến giá bán thành phẩm của các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thép, thậm chí là khiến cho cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất thép rớt rất thê thảm.
Chia sẻ về thông tin này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam nói: “Đúng là tỷ giá ảnh hưởng rất lớn, bởi nguyên liệu về đến nơi thì giá tăng, làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng. Ngành thép khó khăn do nhu cầu trong nước thấp, xuất khẩu suy giảm, chi phí đầu vào tăng, giá bán lại giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh ở mức xấu. Giá cổ phiếu thép giảm rất mạnh. Điều này cũng do thị trường và thép cũng giảm chung trong tổng quan thị trường và một phần do tiêu cực của chứng khoán”.
Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào cũng phải nghĩ đến phòng tránh rủi ro về tỷ giá. Với ngành thép, ông Thảo cho biết cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu, kế hoạch mua kỳ hạn, mua forward (giao dịch hối đoái kỳ hạn) với đồng đô la để hạn chế các biến động trong tương lai của tỷ giá.
“Ngoài ra chúng tôi cũng cố gắng tăng cường các hoạt động xuất khẩu. Khi xuất khẩu sẽ có nguồn ngoại tệ về, chúng tôi sẽ dùng nguồn ngoại tệ đó để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, đỡ được phần nào so với việc phải mua lại ngoại tệ của các ngân hàng”, ông Thảo cho biết.
Áp lực tỷ giá không chỉ trong trước mắt mà có thể kéo dài đến sang năm, dưới góc độ doanh nghiệp, ông Thảo cho biết xuất khẩu thép không hề đơn giản, vì đồng tiền mất giá không chỉ là đồng Việt Nam mất giá so với đồng đô la mà đồng tiền các nước khác cũng mất giá so với đồng đô la, vì thế lợi thế xuất khẩu cũng không chỉ Việt Nam có. Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thế giới đều tăng lãi suất. Cùng với đó là suy thoái kinh tế, đặc biệt là khu vực Châu Âu rất cao, nên nhu cầu về thép cũng suy giảm.
Tổng Công ty Thép cũng đã chuẩn bị một số kế hoạch để vượt qua giai đoạn khó khăn. Bên cạnh các giải pháp về tăng cường xuất khẩu, Tổng Công ty cũng có các giải pháp khác để giảm thiếu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh giai đoạn tới, trong đó sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu khác trong nước thay thế các nguồn nhập khẩu; tăng cường thu mua thép vụn trong nước, tìm kiếm các nguồn hàng gần thay vì các nguồn hàng xa.
“Nhập khẩu từ Mỹ thường phải từ 1-2 tháng nguyên liệu mới về theo các tàu lớn, vì vậy chúng tôi dự tính chuyển sang nhập khẩu từ các nguồn gần như Nhật Bản, Úc”, ông Thảo cho biết.
Một trong những giải pháp “bất đắc dĩ” khác của ngành thép, trong bối cảnh nhu cầu xuống thấp trong khi lãi suất tăng cao, ngành thép sẽ phải điều tiết bớt sản xuất lại, tìm mọi cách hạ giá thành sản xuất, tiết kiệm chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Về biện pháp bảo hiểm tỷ giá, ông Thảo cho biết đây là một trong những công cụ mà Tổng Công ty Thép Việt Nam đang nghiên cứu, bởi nếu bỏ ra mọt khoản chi phí để đảm bảo được tỷ giá trong bối cảnh tỷ giá tăng như hiện nay thì đó cũng là một giải pháp hiệu quả.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02