Tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất
Cơ hội nâng cao vị thế Gạo Việt | |
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm trong nửa đầu tháng 8 |
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản thông báo từ tháng 5/2018 đến nay đã phát hiện tới 1,6 triệu tấn lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng – loài cỏ dại nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo cho hệ thống kiểm dịch thực vật thông báo áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 và cảnh báo áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật cao hơn.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phát biểu tại cuộc họp |
Tuy nhiên, sau khi dư luận cũng như hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì về Việt Nam lên tiếng cho rằng việc áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 là quá đột ngột, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Ngày 17/10, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng.
Thông tin tại cuộc họp, ông Dương Minh Tú – Giám đốc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật cho biết, cỏ kế đồng được cho là có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải, châu Âu sau đó lây lan sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác do nhập khẩu, vận chuyển các lô hàng bị nhiễm hạt của loài cỏ này. Loài cỏ này có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khí hậu và đất đai khác nhau.
Ngày 17/10, tại cuộc họp giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense), ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018. Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng. |
Đến nay, loài cỏ này đã xuất hiện tại các châu lục trên toàn thế giới (trừ châu Nam Cực) như: Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại dương. Chúng có thể xuất hiện và gây hại tại các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, có khí hậu tương tự Việt Nam như: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia…
Cỏ kế đồng là loài cỏ có khả năng xâm hại cao, có thể gây hại nghiêm trọng cho hơn 27 loại cây trồng (ngô, đậu tương, các loại đậu đỗ, hành, tỏi, ớt, các loại dưa, bông, cải bắp, cà rốt, các loại cây họ hoa thập tự, bầu bí, cà chua, khoai tây, cà, nho….), xâm lấn đồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. Về khía cạnh môi trường, đây là loại cỏ xâm hại đến môi trường tự nhiên, xâm lấn bãi cỏ, bờ sông, đất rừng, vùng đất ngập nước xen kẽ.
Khi loài cỏ này đã thiết lập quần thể thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan và lấn át các loài thực vật bản địa, làm giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy, nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Australia, Brazil, Argentina, Mexico, Israel, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… xếp loại cỏ này là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt để không cho xâm nhập, lây lan theo hàng hoá nhập khẩu vào trong nước.
Trước những tác hại của loại cỏ này, ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, đây là đối tượng kiểm dịch loại 1 của Việt Nam. Việt Nam chưa có cỏ kế đồng là vô cùng may mắn, cần phải có các biện pháp để không cho loại cỏ này vào Việt Nam. Nếu loại cỏ này vào Việt Nam còn có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Khi đó, nó không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn tốn kém chi phí diệt trừ.Vì lợi ích quốc giá, vì nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, việc kiểm soát chặt cỏ kế đồng là hết sức cần thiết.
Tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì cũng đã chia sẻ quan điểm nếu áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 sẽ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề nghị tạm hoãn áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng.
Theo bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mì (TP. Hồ Chí Minh), nếu lúa mì nhập khẩu bị tái xuất sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp bởi mỗi lô hàng trị giá vài trăm tỷ đồng. Việc tái xuất sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.
Ông Trần Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Bình Dương cũng cho rằng, lệnh tái xuất lúa mì sẽ gây hàng loạt hệ quả, hàng loạt nhà máy chế biến bột mì ở nước ta sẽ phải đóng cửa, hàng loạt công nhân sẽ bị mất việc. Theo ông Tiến, có thể áp dụng giải pháp thay thế là nhập bột mì thay cho lúa mì nhưng như vậy thì sẽ tốn thêm hàng tỷ USD để nhập bột mì về, sẽ đẩy giá thành chăn nuôi và thực phẩm lên cao.
Ông Lê Văn Vu, Phó Giám đốc Công ty Bột mì Bình Đông cũng chia sẻ, nhà máy của ông đã có lịch sử nhập khẩu - chế biến lúa mì mấy chục năm nay nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động vì tháng 10 và 11 là thời điểm nhập lúa mì về để chuẩn bị cho cả 6 tháng sau đó.
Trong khi một cân bột mì chế biến chẳng lãi được bao nhiêu thì hiện 1 tấn lúa mì tại Úc đã tăng từ 250-260USD lên hơn 300USD và đối tác xuất khẩu còn cho biết sẽ không bán lúa mì nếu doanh nghiệp đưa ra điều kiện lúa mì không nhiễm cỏ kế đồng. Giá ngày càng tăng nhưng công ty ông cũng không dám nhập hàng về vì rủi ro rất lớn nếu từ ngày 1/11/2018 lệnh bắt phải tái xuất khi phát hiện có hạt cỏ kế đồng có hiệu lực.
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tình hình lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng là đáng báo động. Từ khi phát hiện lúa mì nhập khẩu có chứa cỏ kế đồng vào tháng 5/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu bằng việc hỗ trợ kiểm dịch những lô hàng nhiễm loại cỏ này.
Ông Hoàng Trung khẳng định, Cục Bảo vệ thực vật cam kết tạo điều kiện tối đa cho xuất và nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên, đối với vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ kế đồng cần phải nhìn nhận lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của nền nông nghiệp, của 60 triệu người làm nông nghiệp, và số phận của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.
Ghi nhận từ những kiến nghị của doanh nghiệp và của các nước xuất khẩu lúa mì cho Việt Nam như Nga, Mỹ, ông Hoàng Trung, cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05