Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực

(LĐTĐ) Chính sách quốc gia về xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội (NƠXH) là chủ trương đúng đắn, cấp thiết và đậm tính nhân văn. Tuy nhiên, thành quả và hiệu quả đạt đươc thời gian qua chưa cao, nhất là tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều công nhân, người lao động nhập cư.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng thêm 5 khu nhà ở xã hội tập trung Hà Nội thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, sinh viên Chính phủ cho ý kiến về sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội

Làm rõ nhu cầu thuê và sở hữu NƠXH

Để có chiến lược phát triển nhà ở nói chung, NƠXH nói riêng cần có sự tách biệt giữa nhu cầu thuê và nhu cầu sở hữu NƠXH. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể tập trung nguồn lực đầu tư vừa tránh tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí.

Tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 do Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức mới đây, ông Phạm Thanh Trực - Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP.HCM cho biết: Thời gian qua đã 16 nhà lưu trú công nhân đưa vào sử dụng, tạo chỗ ở cho 21.000 người lao động, chiếm 15% lao động trong các khu công nghiệp - khu chế xuất của Thành phố. Qua khảo sát 96.000 người lao động ở 212 doanh nghiệp, nhu cầu thuê NƠXH là hơn 51.000 người, trong khi nhu cầu mua là 29.000 người.

Phát triển nhà ở xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Cần cơ chế để khơi thông nguồn lực
Nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Thành Đồng

Theo ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TPHCM: Hiện nay đang có sự nhầm lẫn giữa nhu cầu và mong muốn về NƠXH. Khi được khảo sát, đa số người lao động đều mong muốn có nhà ở xã hội nhưng việc có sở hữu được hay không lại là chuyện khác.

“Hơn 70% người lao động tại TP.HCM là nhập cư, thời gian gắn bó với doanh nghiệp cụ thể, địa bàn cụ thể là không cao. Vì thế khi việc xác định nhu cầu về chỗ ở và nhu cầu về sở hữu nhà ở chưa được làm rõ thì sẽ khó giải quyết bền vững vấn đề”, ông Trần Đoàn Trung cho biết thêm.

Trong khi đó, theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM: Hiện Thành phố có khoảng 60.000 nhà trọ với khoảng 500.000 phòng, đáp ứng cho hơn 1,4 triệu công nhân thuê. Qua khảo sát, phần lớn những người này không có nhu cầu sở hữu nhà ở bởi việc thường xuyên di chuyển và biến động công việc liên tục nên ưu tiên chọn ở trọ.

Trong khi chính sách hiện nay đang đi theo hướng xây dựng NƠXH, nhà lưu trú công nhân sau đó chuyển sở hữu luôn cho công nhân, người lao động. Do đó cần định hướng lại trong tương lai những người thu nhập thấp là để cho thuê chứ không phải đối tượng để bán NƠXH.

Vốn từ đâu?

Một bài toán nan giải hiện nay là vấn đề tìm nguồn vốn xây dựng NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, bên cạnh doanh nghiệp còn có những tổ chức chính trị xã hội như LĐLĐ TP.HCM có nguồn lực, kinh phí nhưng hiện nay không có quy định giao đất công để làm nhà lưu trú công nhân, thậm chí nếu xây lên cũng không giao cho họ quản lý vận hành được liên quan đến quản lý chuyên ngành. Do đó, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ thực hiện chuyên đề riêng này, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, quyết định và có hướng giải quyết căn cơ.

Đồng quan điểm, đại diện LĐLĐ TP.HCM cho rằng, hiện cơ quan này có nguồn lực để tham gia vào chương trình NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân tuy nhiên cần phải có cơ chế cho phép tổ chức Công đoàn tham gia.

Để tiếp tục phát triển NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, đại diện LĐLĐ TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng thiết chế Công đoàn để phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động nhất là khu kế cận các khu công nghiệp - khu chế xuất, khu công nghệ cao Thành phố để cho thuê dài hạn.

UBND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 30/NQ-UBND về Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 trong đó xác định, giai đoạn 2021 - 2025 Thành phố dự kiến phát triển khoảng 2,5 triệu m2 sàn NƠXH tương ứng khoảng 35.000 căn; giai đoạn 2026 - 2030 phát triển khoảng 4,08 triệu m2 sàn NƠXH, tương đương 58.000 căn. Nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển NƠXH giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.770 tỷ đồng và khoảng 8.640 tỷ đồng trong giai đoạn 2026 - 2030 nhằm xây dựng NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước để cho thuê, cho thuê mua.

Không mua bán, chuyển quyền sở hữu đảm bảo nhu cầu chỗ ở và biến động việc làm tại Thành phố; tránh đầu cơ và phải có linh hoạt về diện tích sử dụng phù hợp với cá nhân hộ gia đình… Ngoài ra cần có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, lãi vay, thủ tục hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng NƠXH, các khu nhà lưu trú cho công nhân của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân. Khi quy hoạch, triển khai các khu công nghiệp - khu chế xuất, khu công nghệ cao mới cần quy định phải có phần diện tích đất để NƠXH, nhà lưu trú phục vụ người lao động làm việc.

Theo đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM: Cần có quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất phù hợp dành cho các chương trình NƠXH ở các quy mô khác nhau, tương tác với quy hoạch chung đô thị. Đồng thời cần chính sách đặc thù hỗ trợ, đảm bảo cho các khu NƠXH kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị thuận lợi, nhất là giao thông công cộng, thu hút đầu tư hạ tầng xã hội, thương mại dịch vụ có mức giá phù hợp.

“Những khu đô thị như vậy có lý do để tồn tại qua nhiều thế hệ trong đời sống đô thị. Nó đóng vai trò nâng đỡ bước đầu cho nhiều lớp công nhân, sinh viên, người lao động nhập cư, trí thức trẻ khởi nghiệp…Cùng với thời gian, hết lớp này đến lớp khác, sẽ thành đạt và chuyển giao cùng với nhịp sống đô thị. Khi đô thị văn minh, phát triển liên tục, những khu đô thị này cũng sẽ dần thay da đổi thịt theo hướng văn minh hơn”, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM nêu quan điểm.

Trong khi đó, dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho rằng, NƠXH dù có mức giá dưới 1 tỉ đồng vẫn ngoài tầm với đối với người thu nhập thấp. Mặc dù hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70 - 80% giá trị căn hộ, nghĩa là một căn hộ giá 1 tỉ đồng thì người mua phải có ít nhất 200 triệu đồng. Nhưng số tiền này không hề nhỏ đối với công nhân lao động. Vì vậy về lâu dài nên cung ứng hình thức NƠXH theo hình thức cho thuê hơn là việc sở hữu.

Trần Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Xem thêm
Phiên bản di động