Những khúc tráng ca về người lao động

(LĐTĐ) Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tôn vinh những người lao động, những con người đã cống hiến, tâm huyết hết mình để góp phần tạo nên những công trình có ý nghĩa to lớn với sự phát triển của đất nước cả thời chiến lẫn thời bình. Hình tượng người lao động trong văn đàn, thơ ca vẫn còn vang vọng mãi.
Tổ chức Công đoàn đã và sẽ khẳng định vai trò không thể thiếu
Sôi nổi chung kết cuộc thi ảnh "Nét đẹp công đoàn và người lao động ngành Y tế"

Người lao động trong thơ

Những con người cần lao, sớm khuya bên những công trường, xưởng máy... đi vào thơ ca một cách tự nhiên, gần gũi.Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là một điển hình về hình ảnh người lao động trong thơ. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên vùng biển đẹp, trù phú, thơ mộng thì bài thơ còn khắc họa thành công hình ảnh người ngư dân lao động đánh bắt cá chứa chan sức sống, khỏe khoắn, tươi vui tràn đầy tinh thần hăng say trong công việc.

4332 5931 16
Tiết mục văn nghệ của công nhân lao động.

Mở đầu bài thơ là những con người hăng say, miệt mài lao động không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Giữa lúc thiên nhiên nghỉ ngơi, thì con người lại lao vào công cuộc lao động, giống như bao nhiêu năm tháng đã qua đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục ra khơi không ngừng nghỉ.Con người lao động không mệt mỏi, luôn vững tinh thần, công việc, dù có lặp lại nhưng không hề nhàm chán vẫn mang đến những cảm giác, phấn chấn, náo nức, say mê. Tiếng ca của con người hợp sức với ngọn gió biển khơi cùng nhau thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền về khơi xa. Những câu hát thể hiện niềm say mê phấn chấn, lạc quan của con người trong lao động

“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng/ Cá thu biển Đông như đoàn thoi/ Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng/ Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

Xuyên suốt bài thơ, tiếng hát của người lao động cứ réo rắt, ngân nga, vang vọng giữa biển trời thật vui tươi, sống động. Điều đó không chỉ cho thấy tinh thần lao động đầy hăng say, hào hứng mà còn mở ra một tâm hồn đầy lạc quan, đầy tin tưởng, hi vọng vào cuộc sống mới của người ngư dân miền biển.

Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca bất tận về công cuộc lao động và chinh phục thiên nhiên biển cả của con người. Tầm vóc của con người trở nên lớn lao, kì vĩ với những vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn và sức mạnh trong công cuộc chinh phục biển cả. Nhà thơ Huy Cận đã thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp của người lao động và không khí của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng năm sau cách mạng tháng Tám ở miền Bắc.

Có những con người "bình thường" mà vĩ đại, những con người không tuổi không tên trong cuộc sống đời thường nhưng lại là những con người đáng quí, đáng trân trọng. Họ đã âm thầm góp công sức của mình làm đẹp thêm cuộc sống. Hình ảnh những con người ấy cũng ghi dấu ấn sâu đậm trong thơ ca Tố Hữu với bài thơ nổi tiếng “Tiếng chổi tre”. Nhìn những người công nhân quét rác, nghe tiếng chổi xào xạc trên đường phố, những âm thanh thật thô sơ khiến nhà thơ xúc động và biến nó thành nhạc thành thơ. Thế là bài thơ "Tiếng chổi tre" được ra đời... Bài thơ được hình thành từ cuộc sống bình dị nhưng chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, những ý tưởng lớn lao.

“Những đêm đông/ Khi cơn dông vừa tắt.../ Chị lao công đêm đông quét rác.../ Tôi đứng trông/ Trên đường lặng ngắt/ Chị lao công như sắt như đồng”.

Hình ảnh chị lao công rắn rỏi, hiên ngang. Cơn dông nổi lên, rồi con đông tắt lịm, đêm hè rồi đêm đông... Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết ra sao, chị cũng không rời vị trí, không buông lơi công việc chị vẫn làm việc một cách âm thầm, gieo vào lòng người đọc một cảm tưởng đẹp đẽ về những con người làm những công việc bình thường mà đáng quý ấy.

Người lao động trong văn học

Nguyễn Thành Long là nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm điển hình về người lao động được biết đến trong sách giáo khoa, nơi mỗi người trải qua đời học sinh đều được đọc, được nghe bài giảng về hình tượng người lao động trong văn chương.

“Lặng lẽ Sa Pa” được nhà văn Nguyễn Thành Long viết sau chuyến nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho đất nước.

Hình ảnh người lao động trong văn đàn, thơ ca rất lung linh, rất thiêng liêng, thể hiện sức sống mãnh liệt của thế hệ đoàn viên công đoàn qua suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Như tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội từng viết những câu thơ:

“Cùng với công nhân đồng hành trong cuộc sống/ Vất vả bao nhiêu cũng gắng để vượt qua/ Sáng tạo không ngừng để tọa chí, thăng hoa/ Hiệu triệu đoàn viên cùng xây đời hạnh phúc”.

Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn và sống một mình với cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ ốp dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì anh vẫn phải trở dậy làm việc.

Xách đèn ra vườn, gió tuyết vù lặng im ờ bên ngoài như chi chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nỏ như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… nhưng cái gian khổ nhất của anh lại là sự đơn độc.

Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời, đó là hình ảnh người con ưu tú của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nếu như “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu thời kỳ sau chiến tranh xây dựng miền Bắc, thì “Đất bỏng” của nhà văn Trần Tâm lại là cuốn tiểu thuyết hiện đại mang đậm chất “sử thi” về hình ảnh người lao động trải qua những cơn “ba đào” của chiến tranh.

Năm 2014, trong Cuộc vận động viết về đề tài công nhân và công đoàn Việt Nam giai đoạn 2010-2014 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, “Đất bỏng” đã được trao giải nhất thể loại Văn xuôi.

Trần Tâm là thợ mỏ trước khi là nhà văn, ông cầm búa, cầm choòng, cầm vô lăng xe gạt trước khi cầm bút viết văn. Với 4 tập truyện dày gần 1.500 trang sách, cuốn tiểu thuyết đã kể về vùng đất Cẩm Phả suốt chiều dài hơn một thế kỷ, góp phần cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về sự hình thành và phát triển của lực lượng công nhân mỏ.

Hệ thống nhân vật trong “Đất bỏng” là những số phận những mảnh đời đi qua một miền đất hừng hực nhựa sống với nắng gió với bụi bặm khai trường, nhưng cũng bỏng rát trước cơn ba đào của chiến tranh, của khốn khó và khắc nghiệt. Mỗi số phận, mỗi cuộc đời đều gắn bó hữu cơ với lịch sử hào hùng của vùng than.

Cũng chính những con người nơi đất bỏng đã “cháy” hết mình để hình thành, dựng xây và phát triển một đô thị công nghiệp vạm vỡ và năng động hiện nay. Do đó, tiểu thuyết đã mang đậm tính sử thi. Cho đến thời điểm này, “Đất bỏng” của Trần Tâm là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, có thời gian nghệ thuật dài nhất khi viết về công nhân mỏ. Đây cũng là cuốn sách khẳng định tên tuổi của Trần Tâm.

Người lao động trong “ca”

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có rất nhiều ca khúc tôn vinh những người lao động, những con người đã cống hiến, tâm huyết hết mình để góp phần tạo nên những công trình có ý nghĩa to lớn với sự phát triển của đất nước cả thời chiến lẫn thời bình. Một trong những ca khúc ấy phải kể đến “Những ánh sao đêm” - sáng tác của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được đông đảo công chúng yêu thích và sống mãi với thời gian.

Bài hát được cố nhạc sĩ viết vào năm 1962, bắt nguồn từ những cảm xúc của nhạc sĩ khi vào một đêm hè, từ căn phòng nhỏ của mình trên tầng cao, ông nhìn về phía khu tập thể Kim Liên đang xây dựng và thấy dưới ánh đèn công trường lấp lánh như ánh sao là sự tấp nập, hối hả làm việc của công nhân và từ đó tác phẩm “Những ánh sao đêm” dần được hình thành.Và có thể nói, vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, bài hát “Những ánh sao đêm” như khúc tình ca lãng mạn của những người công nhân xây dựng.

“Dòng sông mát xanh vòng quanh phố phường và nhiều công trường xây niềm vui mới/ Khi bóng đêm trở về rực ánh đèn lên em thấy như muôn ngàn vì sao thêu trong đêm tối/ Em ơi tuy giờ đây hai miền còn cách xa/ Niềm chia cắt thắt đau lòng chúng ta/ Nhưng không thể xóa được hình bóng em/ Dù xa nhau trọn ngày đêm, anh càng yêu em càng hăng say xây cho nhà cao cao mãi/ Ôi xinh đẹp Tổ quốc của ta...”

Bài hát “Những ánh sao đêm” tuy cũng được xếp vào những bài hát viết về đề tài xây dựng, nhưng khác với nhiều bài hát khác cũng viết về đề tài xây dựng với hình tượng anh thợ xây hay chị quét vôi, bài hát chủ yếu nói về tình cảm của người thợ xây dành cho người yêu phương xa trong hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, nhưng hình ảnh người thợ xây lại vô cùng lãng mạn, gần gũi.

Hình ảnh người lao động tin yêu cuộc sống còn được khắc họa sinh động trong ca khúc “Bài ca xây dựng” của cố nhạc sĩ Hoàng Vân. Lời hát rộn ràng, tràn ngập niềm vui:

“Bạn đời ơi, bạn có nghe chăng niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong…” rồi nhịp nhàng, lôi cuốn để dẫn lên đỉnh cao của tình cảm:

“Bạn đời ơi, hãy tin hãy yêu và hát cùng chúng tôi, những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới”.

4334 z1987716640623 1966cdda08f5a847b5ec637b425e5d09
Đề tài công nhân mỏ được nhiều nghệ sĩ sáng tác.

Tác giả đã lấy cảm xúc từ hình ảnh những người dân kiên cường, bất khuất khi phải đảm đương một lúc hai trách nhiệm trên vai, vừa chiến đấu đánh giặc vừa lao động, xây dựng quê hương khi đất nước chìm trong bom đạn.

Có thể nói “Bài ca xây dựng” được cố nhạc sĩ Hoàng Vân cho ra đời như lời ca ngợi tinh thần kiên cường của người dân Việt Nam, là một trong những ca khúc rất thành công về một ngành nghề cụ thể trong xã hội. Bài hát cũng lý giải tại sao những ca khúc của ông lại được người nghe yêu mến và đồng cảm đến vậy, bởi ông viết về ngành nghề nhưng có tình người, có bóng dáng và cuộc sống thường ngày của con người.

Và một tác phẩm nữa về người lao động của nhạc sĩ Hoàng Vân cũng trở thành ca khúc sống mãi với thời gian, mà trong đó, hình tượng người lao động trở nên rõ nét và hùng tráng, đó là ca khúc “Tôi là người thợ lò”.

Những năm 60 của thế kỷ 20, dưới sự hối thúc của trách nhiệm công dân và niềm hứng khởi của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhạc sĩ Hoàng Vân cùng nhiều nhạc sĩ gạo cội khác đã có những chuyến đi thực tế đến vùng mỏ. Bài hát ra đời năm 1964, sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh, nhạc sĩ Hoàng Vân tận mắt chứng kiến những người thợ lò sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Lần đầu tiên Mỹ thả bom đánh phá ác liệt thị xã Hòn Gai và vịnh Hạ Long, nhưng những người thợ lò không chùn bước. Họ vẫn hiên ngang vững bước vào lò lao động sản xuất với tinh thần hăng say, yêu nghề và trên hết là một lòng hướng về Tổ quốc theo lời kêu gọi của Bác Hồ “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác ca khúc “Tôi là người thợ lò”. Bài hát thường xuyên được biểu diễn tại các hội diễn văn nghệ quần chúng của ngành than cũng như của tỉnh Quảng Ninh và được nhiều thế hệ thợ mỏ yêu thích.

“Tôi là người thợ lò” là trường ca đi cùng năm tháng, có vai trò “đóng đinh” một giai đoạn âm nhạc viết về thợ mỏ, đã trở thành điểm tựa, là hướng phấn đấu của mỗi nhạc sĩ hôm nay khi viết về thợ mỏ. “Tôi là người thợ lò” cũng là một trường ca mẫu mực mà sau này chưa có nhạc sĩ nào vượt qua được khi viết về đề tài người thợ mỏ.

Xuyên suốt cả bài hát, những động từ mạnh được lặp lại nhiều lần đã thể hiện được phần nào tâm thế vào lò hào sảng, kiêu hãnh và đầy tự tin của anh em đất mỏ. Công việc gian khó, nguy hiểm là thế, nhưng thợ lò chưa bao giờ lùi bước, họ vẫn kiên cường bám trụ trước mỗi gương than, đường lò. Vì họ hiểu rằng “càng gian khổ càng nhiều vinh quang”.

Diệp Anh

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

(LĐTĐ) Ngày 19/4, ngày thi đấu thứ 2 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX tiếp tục diễn ra trên sân vận động quận Tây Hồ. Trong lượt trận thứ 2 này, các đội tiếp tục thi đấu sôi nổi với tinh thần trung thực, giao lưu và học hỏi.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động