Những ca khúc báo tin vui chiến thắng

(LĐTĐ) Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, qua từng trận thắng lại có ngay những ca khúc làm nức lòng người. Với tinh thần “Kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất...”, các nhạc sĩ trong và ngoài quân đội lúc bấy giờ đã dõi theo từng bước tiến quân, từng trận đánh để có những ca khúc hừng hực khí thế chuyển ra mặt trận, phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam để cổ vũ, động viên kịp thời quân và dân trên từng chặng đường chiến dịch.
Những giai điệu mùa Xuân bất hủ Những ca khúc bất tử về thời khắc chiến thắng 30.4

Những bản hùng ca…

Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). Quân và dân ta triển khai chiến dịch Huế - Đà Nẵng, đến ngày 26/3 thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Và ngay tại cố đô Huế, trong niềm vui chiến thắng vang lên những ca khúc mới sáng tác như: “Gửi Huế giải phóng” (Nguyễn Văn Thương), “Huế của ta ơi” (Thanh Phúc), “Mùa xuân trên thành phố Huế” (Nguyễn Viêm), “Các anh về giữa Huế thân yêu” (Vũ Thanh), “Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương” (Văn An)..., với những âm điệu mang đậm sắc dân ca, dân nhạc của vùng Trị Thiên - Huế, dịu ngọt, da diết, nhưng thúc giục lòng người với niềm tin chiến thắng.

Những ca khúc báo tin vui chiến thắng
Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Ngày 28/3/1975, 5 cánh quân của ta đồng loạt tiến công vào Đà Nẵng phối hợp với các lực lượng tiến công và nổi dậy từ trong lòng địch và đến 15 giờ ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ đã bị tiêu diệt, thành phố được hoàn toàn giải phóng.

Cùng với chiến thắng vang dội ấy, hàng loạt ca khúc đã ra đời, giàu sức cổ vũ, động viên: “Chào Đà Nẵng giải phóng” (Phạm Tuyên), “Đà Nẵng ơi! Chúng con lại về” (Phan Huỳnh Điểu), “Hát về Đà Nẵng kiên cường” (Cao Việt Bách), “Đà Nẵng quê ta giải phóng rồi” (Nguyễn Đức Toàn), “Chào Đà Nẵng, dũng sĩ bên bờ biển Đông” (Nguyễn An), “Sông Hàn vang tiếng hát” (Huy Du)... Các ca khúc được sáng tác vào thời điểm sôi động này có sức mạnh thông tấn lớn, là tiếng kèn xung trận có tiếng vang mạnh mẽ trong trái tim từng người dân, từng chiến sĩ.

Liên tiếp các tỉnh Bình Định với thành phố Quy Nhơn, Phú Yên với thị xã Tuy Hòa, Khánh Hòa với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh được giải phóng theo bước chân thần tốc tiến quân. Và các địa danh này cũng kịp thời có ngay những ca khúc chiến thắng: “Bình Định quê ta” (Trần Hữu Pháp), “Mùa xuân Quy Nhơn, Mùa xuân Bình Định” (Dân Huyền), “Quảng Ngãi quê em sáng xuân nay” (Ánh Dương), “Chào Nha Trang giải phóng” (Hoàng Hà), “Nha Trang mùa xuân nay biển hát” (Thịnh Trường), “Những thành phố bên bờ biển cả” (Phạm Đình Sáu)...

Đầu tháng 4/1975, tin chiến thắng dồn dập, nhân dân cả nước sống những ngày hào hùng, sôi động chưa từng có. Như có cả dân tộc ra quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, với khí thế “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”. Và ngày 30/4/1975, thời khắc lịch sử đã điểm, 11 giờ 30, khi lá cờ Cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện thì cũng là lúc quân cách mạng đã làm chủ thành phố.

Cả nước trong niềm vui chiến thắng “ngày đi như trong đêm mơ”, không chỉ niềm vui quá lớn mà còn là những cảm xúc không đè nén được để “vui sao nước mắt lại trào” khi nhớ về sự hy sinh của những đồng đội ngay trước cửa ngõ Sài Gòn, ngay trước giờ chiến thắng, trước khoảnh khắc chạm đến hòa bình, thống nhất đất nước. Niềm vui lớn lao và vĩ đại ấy đã thành khúc nhạc lời ca vang khắp mọi miền Tổ quốc.

Chỉ 2 giờ sau chiến thắng, cả nước như một dàn đồng ca vĩ đại với ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” (Phạm Tuyên), và sau đó lần lượt các ca khúc khác vang lên ngay tại Sài Gòn, thành phố mang tên Bác Hồ: “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” (Cao Việt Bách - Đăng Trung), “Ta đã về Sài Gòn ơi” (Văn Dung), “Hát về thành phố tên vàng” (Cát Vận), “Mùa xuân Việt Nam, Mùa xuân toàn thắng” (Lưu Cầu), “Việt Nam ngày đại thắng” (Vũ Thanh), “Giữa Sài Gòn giải phóng” (Hồ Bắc), “Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà), “Đêm Sài Gòn nghe vọng cổ” (Dân Huyền), “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” (Xuân Hồng)...

...Sống mãi với thời gian

Trưa ngày 30/4/1975, nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng”, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam đã làm nên một “chiến thắng” ngoạn mục chưa từng có, chỉ trong vòng 2 giờ khi ca khúc được sáng tác và tập, hoàn thành, rồi phát sóng, cả nước đã trở thành dàn đồng ca hòa giọng hát vang ca khúc này, từ những căn nhà cho đến dòng người trên phố Hà Nội, từ thành thị đến nông thôn khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam...

Những ca khúc báo tin vui chiến thắng
Bản nhạc “Như có Bác trong ngày đại thắng”. (Ảnh tư liệu)

Thời điểm sáng tác “Như có Bác trong ngày đại thắng”, nhạc sĩ Phạm Tuyên phụ trách Ban Âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hôm bất ngờ nghe đài đưa tin Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, ông với các anh em đứng ngây người một lúc nghĩ “đến Tân Sơn Nhất tức là đến Sài Gòn; mà đã đến Sài Gòn thì chỉ vài ba hôm nữa thôi là giải phóng”. Ông Trần Lâm - Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam giao nhiệm vụ: “Chiến thắng lần này của chúng ta là vĩ đại lắm, cho nên anh em viết một bài gì đó phải thật hoành tráng”.

Ngay đêm đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Sáng hôm sau, ông mang tới đài bản nhạc này. Lúc duyệt, mọi người nhận xét bài quá đơn giản và còn chưa chiến thắng nên anh em động viên nhau bài này sẽ chuẩn bị ngày 7/5 kỷ niệm giải phóng Điện Biên Phủ thì phát sóng. Vài giờ sau được tin báo: “11 giờ trưa quân ta đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập”. Ông Trần Lâm gọi nhạc sĩ Phạm Tuyên lên trao đổi, bởi Ban Tuyên huấn Trung ương cho phép Đài Tiếng nói Việt Nam phát tin vui đại thắng vào lúc 17 giờ ngày 30/4. Ông Lâm hỏi về việc chuẩn bị ca khúc hoành tráng để đón ngày chiến thắng, nhạc sĩ Phạm Tuyên kể ra một số bài mình biết. Ông Lâm hỏi: “Thế ông không viết à?”. Phạm Tuyên nói ông chỉ viết được một bài ngắn và hát cho ông Lâm nghe. Nghe xong, ông Lâm nói chỉ cần bài ngắn như thế này thôi, chiều nay triệu tập đoàn ca nhạc lên để tập.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng kể rằng, ông chưa bao giờ dự một buổi thu thanh cảm động như vậy. Từ nhạc sĩ Cao Việt Bách, chỉ huy dàn hợp xướng, đến những nghệ sĩ chơi nhạc cụ và người hát đều rơi nước mắt vì sung sướng khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng. 4 giờ chiều thu xong, đúng 5 giờ chiều, sau khi phát tin đại thắng, ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” được phát liên tiếp cho đến tận 12 giờ đêm.

“Như có Bác trong ngày đại thắng” có sức sống mãnh liệt, được nhiều thế hệ người Việt hát bằng cả trái tim mình. Điều nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động nhất là cho đến nay, ca khúc vẫn được khán giả hát ở bất kỳ nơi đâu, ngày lễ, Tết, hoặc hội nghị, liên hoan; từ đất liền đến biên giới, hải đảo, miền núi đến miền xuôi, bộ đội hay nông dân, ai cũng thuộc. Hơn thế nữa, ca khúc đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, lan tỏa đến nhiều nước trên khắp các châu lục. Có nhiều vị khách quốc tế, dù không biết đến một câu tiếng Việt vẫn có thể nhẩm theo giai điệu bài hát trong những dịp tham gia khánh lễ. Và 46 năm qua, những điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh” vẫn vang lên bừng bừng khí thế, rộn ràng niềm vui trong những cuộc giao lưu quốc tế.

Cũng ngay trong đêm 30/4/1975, ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” ra đời tại nhà riêng của nhạc sĩ Hoàng Hà ở Hà Nội khi ông chưa từng biết đến thành phố Sài Gòn. Ca khúc được giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam vào ngay sáng 1/5/1975 và được thể hiện lần đầu tiên qua giọng ca của Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên: ...“Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

46 mùa xuân đã qua, mỗi khi nghe những giai điệu của các ca khúc mừng chiến thắng, thêm một lần như sống lại thời khắc lịch sử của dân tộc, thêm một lần tự hào với những “di sản” của các thế hệ cha ông đã để lại cho hôm nay, để thêm yêu hơn Tổ quốc, có tinh thần trách nhiệm cao hơn gìn giữ, bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại một kho hàng nằm ở cuối ngõ 115, phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Thông tin ban đầu, kho hàng này chứa rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả đồ chơi trẻ em (nhà bóng, nhựa...). Sau đó, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang một số xưởng xung quanh.
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về

Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Công ty Sen Vàng đã tổ chức chào đón Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy về nước, đánh dấu thành công lịch sử của nhan sắc Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đào Thị Kim Lành - Công đoàn Trường Mầm non Tân Phương, huyện Ứng Hòa.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn khoa học cho đoàn viên Công đoàn Học viện Tài chính nghiên cứu, phân tích, trao đổi các nội dung lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, sứ mạng của tổ chức Công đoàn trong xây dựng và phát triển tổ chức, đơn vị trong điều kiện mới.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.

Tin khác

Ông hoàng K-Pop G-Dragon trở lại sau 9 năm vắng bóng tại MAMA 2024

Ông hoàng K-Pop G-Dragon trở lại sau 9 năm vắng bóng tại MAMA 2024

(LĐTĐ) MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) là giải thưởng âm nhạc mở màn cho mùa lễ hội giải thưởng của Hàn Quốc vào dịp cuối năm. Sự kiện sẽ được phát sóng trực tiếp và độc quyền trên FPT Play vào 10 giờ, 14 giờ ngày 22/11 và 11 giờ ngày 23/11 theo giờ Việt Nam.
Vé Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 2024, vừa mở bán đã “cháy vé”

Vé Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 2024, vừa mở bán đã “cháy vé”

(LĐTĐ) Trưa 12/11, vé Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 2024 tại Hà Nội chính thức mở bán trên Ticketbox.
Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh tài năng âm nhạc Thủ đô

Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh tài năng âm nhạc Thủ đô

(LĐTĐ) Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” đã chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô.
Đêm ra mắt đầy cảm xúc của ca sĩ, nhạc sĩ HÚH với "Dù chỉ một lần thôi"

Đêm ra mắt đầy cảm xúc của ca sĩ, nhạc sĩ HÚH với "Dù chỉ một lần thôi"

(LĐTĐ) Tối 5/11, không khí tại Rạp Đại Nam (Hà Nội) trở nên sôi động với sự kiện Debut Stage mang tên "Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ, nhạc sĩ HÚH - một cái tên quen thuộc trong cộng đồng học tiếng Hàn với biệt danh "mẹ Hú".
Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” chính thức công bố địa điểm và ngày bán vé tại Hà Nội

Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” chính thức công bố địa điểm và ngày bán vé tại Hà Nội

(LĐTĐ) Các khán giả thủ đô nói riêng và khu vực phía Bắc đều đang hân hoan chuẩn bị “săn vé” và lên kế hoạch cho concert Hà Nội.
Liveshow 'Giai nhân 2': Ngọc Châm kể chuyện đời mình qua âm nhạc

Liveshow 'Giai nhân 2': Ngọc Châm kể chuyện đời mình qua âm nhạc

(LĐTĐ) Ca sĩ Ngọc Châm sẽ tổ chức liveshow "Giai nhân 2" vào ngày 1/12 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đánh dấu chặng đường hơn 20 năm ca hát, và 10 năm sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm "Vàng son một thuở".
Tiếng hát Hà Nội 2024: Nơi hội tụ và tỏa sáng tài năng âm nhạc

Tiếng hát Hà Nội 2024: Nơi hội tụ và tỏa sáng tài năng âm nhạc

(LĐTĐ) Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" là một sự kiện âm nhạc đặc biệt được tổ chức bởi Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm chào mừng hai sự kiện trọng đại, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (14/10/1954 - 14/10/2024).
Techcombank góp phần đưa âm nhạc truyền thống đến gần khán giả

Techcombank góp phần đưa âm nhạc truyền thống đến gần khán giả

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trên một sân khấu lớn, gần 20.000 khán giả đã cùng hòa giọng, thăng hoa với các làn điệu chèo, cải lương và trống hội vang dội.
Hà Nội nhẹ nhàng, sâu lắng trong đêm nhạc “Cảm xúc tháng Mười”

Hà Nội nhẹ nhàng, sâu lắng trong đêm nhạc “Cảm xúc tháng Mười”

(LĐTĐ) Trong Chương trình giao lưu truyền thống các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc, năm 2024 tại Hà Nội, do Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đăng cai, mới đây, chương trình nghệ thuật “Cảm xúc tháng Mười” đã diễn ra với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Michael Learns To Rock trở lại Việt Nam vào 17/11 với đêm nhạc "Take Us To Your Heart"

Michael Learns To Rock trở lại Việt Nam vào 17/11 với đêm nhạc "Take Us To Your Heart"

(LĐTĐ) Vào 17/11, Michael Learns To Rock sẽ có đêm biểu diễn tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh), đánh dấu lần thứ tư nhóm nhạc huyền thoại đến từ Đan Mạch quay trở lại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động