Nét đẹp ngôi đình cổ làng Tứ Liên

(LĐTĐ) Đình Tứ Liên (thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) còn có tên là đình Ngọc Xuyên. Ngôi đình thờ 3 vị Thành hoàng làng Tứ Liên, vốn là 3 anh em. Từ bao đời nay, đình Tứ Liên là một địa chỉ “đỏ”, là nét văn hóa độc đáo của Thủ đô.  
net dep ngoi dinh co lang tu lien Những điều ít biết về ngôi đình cổ hàng nghìn năm trong lòng Hà Nội
net dep ngoi dinh co lang tu lien Hỗ trợ kinh phí cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà ở
net dep ngoi dinh co lang tu lien Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm

Bất kể ngôi đình, ngôi chùa nào trên đất Việt cũng mang trong mình những câu chuyện kỳ bí. Và đình Tứ Liên cũng không ngoại lệ.

Thần tích lưu giữ tại đình ghi rằng, hai người anh là Bảo Trung, Minh Khiết và cô em gái tên Phương được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Nguyễn ở Trang Đồng Lục – Phủ Khoái Châu – Đạo Sơn Nam (nay thuộc xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

net dep ngoi dinh co lang tu lien
Đình Tứ Liên ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp truyền thống (Ảnh: K.Tiến)

Khi quân Chiêm Thành kéo đến xâm lấn biên cương, hưởng ứng truyền hịch tìm người của nhà vua, hai người anh liền đến yết kiến vua xin đi đánh giặc và được vua phong là Tướng quân Trung phẩm.

Hai ông đã chiêu mộ, huấn luyện được 3 vạn tinh binh, chia làm hai đạo quân thủy, bộ cùng tiến thẳng tới đồn giặc. Sau khi đánh tan quân Chiêm Thành ít lâu, các ông mất. Biết tin, nhà vua rất thương tiếc, sắc phong hai ông là “Thượng Đẳng Phúc Thần” rồi lệnh cho nhân dân lập miếu thờ phụng và hương khói đời đời.

Còn cô em gái là người trồng dâu nuôi tằm rất giỏi. Theo truyền thuyết, một hôm, cô đang trồng dâu ở bãi cát ven sông thì bỗng đâu rồng rắn nổi lên mặt nước rồi quấn lấy cô đưa về thủy quốc. Về sau, dân làng thấy cô nhiều lần nổi lên ở giữa sông với một cái chén ngọc ở trước trán liền lập miếu phụng thờ, gọi là mả Bà Chén.

net dep ngoi dinh co lang tu lien
Một góc đình Tứ Liên ngày nay (Ảnh: K.Tiến)

Trong các trận đánh quân xâm lược, bà đã nhiều lần hiển linh giúp vua đánh thắng trận. Cảm kích trước anh linh của bà, vua truyền mang sắc chỉ đến, phong cho bà là Ý Hạnh Phu Nhân Tôn Công Chúa Thượng Đẳng Phúc Thần và cho tôn tạo lại miếu để tạ ơn công đức của bà.

Lễ hội đình Tứ Liên truyền thống được nhân dân địa phương tổ chức vào các ngày 16/3 (Kỵ đức Thánh Bà) và 12/10 (Kỵ hai đức Thánh Ông) âm lịch hàng năm. Cứ 5 năm tổ chức lễ hội lớn vào ngày kỵ của đức Thánh Bà.

Trong ngày kỵ của đức Thánh Bà, lễ hội được tổ chức long trọng với nghi lễ rước kiệu, tế lễ, dâng hương. Riêng lễ hội lớn được tổ chức 5 năm một lần, vào ngày này còn có thêm lễ rước nước.

Lễ rước nước là nghi thức tâm linh đặc sắc mang đậm tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước bên sông Hồng.

Lễ rước nước được bắt đầu từ sáng sớm, xuất phát từ đình ra bãi sông Hồng để rước nước về lễ Thánh. Đi đầu là kiệu Long Đình, tiếp theo sau là kiệu rước nước và 3 kiệu Thánh, rồi đến đoàn nhạc, sư tử, cờ, lọng tang, đội lễ…

net dep ngoi dinh co lang tu lien
Trong đình còn dành một nơi để nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ (Ảnh: K.Tiến)

Kiệu rước nước sau đó được rước lên thuyền để làm lễ. Trên thuyền, các sư làm lễ cúng trời, đất, thần linh phù hộ cho mùa màng tươi tốt, đời sống nhân dân yên ấm. Trưởng ban tổ chức sẽ là người đứng ra xin nước từ sông về để dâng Thánh.

Theo truyền thống, nước được rước từ sông Hồng về đình sẽ được dùng để lễ Thánh trong 5 năm. Còn trong ngày kỵ của hai đức Thánh Ông, dân làng tổ chức tế lễ, dâng hương cùng một số hoạt động khác với quy mô nhỏ hơn.

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức như: thi thổi cơm, cờ tướng, kéo co, thi chọi gà, tổ tôm điếm, biểu diễn văn hóa, văn nghệ.

Bao nhiêu năm đã qua đi, nhưng ngôi đình Tứ Liên ngày nay vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét cổ xưa cũng như nét văn hóa lâu đời của người dân Thủ đô.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 15/6/2023, cứ 4 người thuê nhà thì được tính là một hộ sử dụng điện

Từ 15/6/2023, cứ 4 người thuê nhà thì được tính là một hộ sử dụng điện

(LĐTĐ) Từ ngày 15/6/2023, người thuê nhà là sinh viên, người lao động thuê nhà sẽ được áp dụng cách tính tiền điện mới theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 09/2023/TT-BCT. Theo cách tính mới, 1 người thuê nhà được tính là 1/4 định mức; 2 người được tính là 1/2 định mức; 3 người được tính là 3/4 định mức; 4 người được tính là 1 định mức, để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.
Chủ động, trách nhiệm trong triển khai các nhiệm vụ

Chủ động, trách nhiệm trong triển khai các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 1/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An tổ chức công bố và trao Bằng công nhận “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá tiêu biểu năm 2022”; Phát động đợt thi đua 60 ngày cao điểm phục vụ Đại hội Công đoàn Nghệ An khoá XIX; Phát động ủng hộ chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”.
Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng

Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng

(LĐTĐ) Ngày 2/6, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2023.
TP.HCM: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt

TP.HCM: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt

(LĐTĐ) Trước việc trên địa bàn vẫn còn 3 vị trí đường ngang - đường sắt không có người gác, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường giải pháp đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu Quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Song hành cùng đất nước trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Hapro đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nội địa nghiên cứu và đến nay đã triển khai đưa vào hệ thống kinh doanh những dòng sản phẩm gạo chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước như: Gạo ST25 thượng hạng, gạo Đồng vàng đặc biệt, gạo Nàng mây, gạo Hương lài sữa dẻo…
Công đoàn huyện Phú Xuyên đổi mới, sáng tạo “hướng về cơ sở, vì người lao động”

Công đoàn huyện Phú Xuyên đổi mới, sáng tạo “hướng về cơ sở, vì người lao động”

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Đại hội Công đoàn huyện Phú Xuyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra trang trọng, với sự tham dự của 192 đại biểu chính thức, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 7.000 đoàn viên Công đoàn huyện.
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tin khác

Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Mới đây, 109 hộ gia đình, cá nhân xã An thượng có đất và tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi phục vụ dự án đường Vành đai 4 được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đợt 5.
Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo việc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng khối chính quyền; xem xét, quyết định trường hợp không thực hiện thi tuyển đối với một số chức danh có yêu cầu kiện toàn cấp bách hoặc đặc thù...
UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến phương án điều chỉnh giá nước sạch

UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến phương án điều chỉnh giá nước sạch

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã thảo luận về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; cho ý kiến về phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn…
Xây dựng xe buýt Thủ đô “Thân thiện, tận tụy và nhiệt tình”

Xây dựng xe buýt Thủ đô “Thân thiện, tận tụy và nhiệt tình”

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, với phương châm lấy khách hàng là trung tâm, Transerco tiếp tục triển khai chương trình “Tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo về vận tải hành khách công cộng của Transerco”, xây dựng hình ảnh đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt Thủ đô “Thân thiện, tận tụy và nhiệt tình” trong lòng người dân và hành khách đi xe buýt.
Di tích lịch sử “kiểu mẫu” Đền - Chùa Bà Tấm

Di tích lịch sử “kiểu mẫu” Đền - Chùa Bà Tấm

(LĐTĐ) Khu di tích Đền Bà Tấm hay còn gọi là Đền Nguyên Phi Ỷ Lan được xây dựng từ cuối thế kỷ 11, thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Di tích Đền - Chùa Bà Tấm được xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996. Ngày nay, di tích lịch sử này đang được chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm thực hiện là Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh “kiểu mẫu”.
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình

Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình

(LĐTĐ) Ngày 30/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã có buổi làm việc với một số đơn vị để trao đổi, đề xuất về việc triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thường Tín dự kiến khởi công khu tái định cư liên quan đường Vành đai 4

Thường Tín dự kiến khởi công khu tái định cư liên quan đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) là 1 trong 4 điểm dự kiến khởi công Vành đai 4. Theo kế hoạch, ngày 5/6, huyện Thường Tín sẽ khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất tái định cư.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công

Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công

(LĐTĐ) Là một phần kiến tạo nên vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội, các khu phố nghề nằm trong “36 phố phường” trải qua nhiều biến của lịch sử, mang theo dấu ấn của các ngành nghề thủ công, trường tồn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng, phố nghề đã có những thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào phát huy những thay đổi tích cực, hạn chế tiêu cực để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nghề thủ công Hà Nội?
Thành đoàn Hà Nội: Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

Thành đoàn Hà Nội: Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè

(LĐTĐ) Ngày 30/5, tại Trường Đại học Ngoại thương, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè của tuổi trẻ Thủ đô diễn ra từ tháng 5 đến hết tháng 10/2023 với phương châm: “An toàn, hiệu quả, sáng tạo, tập trung, bền vững”.
Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Bộ Tư pháp vừa Thông báo kết luận cuộc họp lần thứ nhất Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động