Mô hình tổ chức Công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt
Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động Tham vấn ý kiến nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) |
Xác định biên chế trên cơ sở số lượng tổ chức, đoàn viên công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), sẽ được trình Quốc hội chuẩn bị xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, một trong những điểm mới quan trọng của dự án Luật là đề xuất tăng quyền chủ động của tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ.
Cụ thể, đối với cán bộ Công đoàn là công chức, viên chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng định mức, khung tiêu chí xác định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở số lượng tổ chức Công đoàn, đoàn viên công đoàn, người lao động theo địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động công đoàn để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời, giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và Công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của công đoàn.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). |
Hiện nay, cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp công đoàn.
Đó là nơi đông đoàn viên, người lao động lại ít biên chế hơn nơi ít đoàn viên, người lao động. Đồng thời, không đồng bộ giữa công tác cán bộ với việc bảo đảm nguồn tài chính (cấp ủy phân bổ biên chế nhưng công đoàn bảo đảm lương). Bên cạnh đó, tình trạng không điều tiết được từ nơi thừa sang nơi thiếu cũng đang là vấn đề bất cập trong quản lý biên chế cán bộ Công đoàn.
Đáng quan tâm, tổng hợp báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, tính đến 31/3/2024, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tính cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 62.141 biên chế.
Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 16.116 biên chế, Hội Nông dân gồm 14.436 biên chế, Hội Liên Hiệp Phụ nữ gồm 15.509 biên chế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm 16.080 biên chế. Trong khi đó, tổng số biên chế công đoàn địa phương được các tỉnh ủy, thành ủy tạm giao năm 2024 là 5.119 biên chế.
Theo tính toán của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, căn cứ vào số lượng đoàn viên và Công đoàn cơ sở, tổng số biên chế tối thiểu cần thiết cho các cấp Công đoàn tại địa phương là 5.899 biên chế (như vậy, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho Công đoàn đang thấp hơn so với nhu cầu tối thiểu là 780 người)...
Vì vậy, dự thảo Luật quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng định mức, khung tiêu chí xác định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sẽ bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Liên đoàn và các cơ quan quản lý biên chế, nhằm xác định tính hợp lý trong việc phân bổ biên chế.
Đồng thời, việc cho phép Công đoàn tuyển chọn và sử dụng lao động hợp đồng làm chuyên môn sẽ đáp ứng được nhu cầu về số lượng cán bộ Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, trong bối cảnh đoàn viên tăng liên tục và xuất hiện cạnh tranh công đoàn, linh hoạt trong việc bố trí cán bộ Công đoàn, nhất là trong các doanh nghiệp.
Sửa đổi Luật Công đoàn để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, giúp tổ chức Công đoàn chăm lo tốt hơn cho người lao động. Ảnh: Hoàng Phúc |
Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt
Qua tổng kết việc thực hiện Luật Công đoàn 2012, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, tỷ trọng chi tài chính công đoàn được tập trung cho Công đoàn cơ sở (chiếm gần 75%) để chăm lo tốt hơn phúc lợi cho người lao động. Trong đó, chi cho phúc lợi, đại diện, chăm lo, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên và người lao động chiếm hơn 84% tổng số chi.
Vì vậy, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kính phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện từ năm 1957 đến nay sẽ bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.
Một điểm mới quan trọng khác của dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) là tách riêng 1 điều quy định về “Giám sát của công đoàn”. Thực tiễn hoạt động giám sát của tổ chức Công đoàn cho thấy, trong nhiệm kỳ XII (2018 - 2023), công đoàn đã thực hiện giám sát hơn 166 nghìn cuộc, hơn 27 nghìn người được giải quyết về các chế độ, chính sách với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là hơn 113 tỷ đồng.
Ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, việc quy định cụ thể hơn Công đoàn có quyền chủ động thực hiện giám sát góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động, từ đó, kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm, giảm thiểu nguy cơ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công.
Để giảm thiểu những bất cập trong quá trình thi hành Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật cũng bổ sung thêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn là “hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức mình”.
Đồng thời, quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 NQ/TW của Bộ Chính trị, theo đó: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo công đoàn 4 cấp” và “Mô hình tổ chức Công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật”...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động
Hoạt động 19/11/2024 16:35
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, chúc mừng các đơn vị nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Công đoàn 19/11/2024 15:53
Công đoàn Hà Tĩnh: Tập trung nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động
Hoạt động 19/11/2024 09:44