Mạn đàm về hiện tượng "Mai" và "Đào, phở và piano"

(LĐTĐ) Đầu năm mới, câu chuyện về điện ảnh Việt được dư luận quan tâm khi “Đào, phở và piano” do Nhà nước đặt hàng “cháy vé”. Trong khi đó, phim “Mai” do tư nhân sản xuất cũng thu về siêu lợi nhuận với gần 400 tỷ đồng doanh thu, được kỳ vọng sẽ trở thành phim Việt có doanh thu lớn nhất lịch sử.
"Đào, phở và piano", phim Nhà nước đặt hàng cháy vé đầu năm Đề xuất chiếu "Đào, phở và piano" trên toàn quốc 10 câu thoại đáng suy ngẫm trong phim "Mai" của Trấn Thành

Trong suốt những ngày qua, phim “Mai” do Trấn Thành sản xuất đã liên tiếp phá nhiều kỷ lục mà một bộ phim Việt có thể tạo ra. Theo số liệu của Box Office Việt Nam - đơn vị thống kê doanh thu phòng chiếu cho thị trường điện ảnh nước ta, “Mai” đã mang về cho nhà sản xuất hơn 381 tỷ đồng, tính đến ngày 20/2. Đây là tổng doanh thu bao gồm có vé đặt trước cho các ngày chiếu sau.

Cũng theo Box Office Vietnam, riêng ngày 14/2, phim “Mai” đạt mốc doanh thu cao điểm với hơn 43 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy suất chiếu chạm mức 72%, điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phim Việt.

Mạn đàm về hiện tượng
Phim “Mai” của Trấn Thành đang có doanh thu khổng lồ.

Có thể thấy, mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, xã hội vẫn chưa thực sự trở lại với nhịp sống sôi động như thời kỳ trước dịch, nhưng điện ảnh Việt Nam đã có những điểm sáng, đủ để kỳ vọng vào một năm mới vươn tầm quốc tế.

Hiện tại ở thị trường điện ảnh Việt Nam, phim có doanh thu cao nhất là phim “Nhà bà Nữ” với 475 tỷ đồng và tiền sản xuất bộ phim này là khoảng 30 tỷ đồng, chưa kể chi phí marketing và chia sẻ với chủ rạp. Và đây mới chỉ là doanh thu trong nước, chưa kể nước ngoài. Với dân số gần 100 triệu dân, con số doanh thu phòng vé này sẽ tăng trưởng rất mạnh.

Có thể thấy, phim do các hãng tư nhân tại Việt Nam sản xuất đang ngày một phát triển, có những thay đổi về chất lượng, định hướng và mục đích. Điểm chung của phim các hãng tư nhân Việt Nam trong thời gian gần đây đó là chất lượng phim đã được nâng cao. Đặc biệt, với những đề tài gần gũi với hơi thở của cuộc sống hiện đại, khán giả Việt có tâm trạng mong đợi khi ra rạp xem phim Việt. Ngoài “Mai”, “Nhà bà Nữ”, “Bố già” của Trấn Thành, còn có thể kể đến các phim như “Em chưa 18”, “Tiệc trăng máu”, “Hai phượng”, “Em và Trịnh”…

Việt Nam mới bắt đầu có thị trường điện ảnh và nội dung số khoảng gần 15 năm gần đây, và chiếm thị phần lớn chủ yếu lại là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Hiện đây là lĩnh vực công nghiệp văn hóa mới, nên hiện tại các doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực này đang phải tự phát triển trong kinh tế thị trường chưa có sự điều tiết về chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Mạn đàm về hiện tượng
“Đào, phở và piano” của đạo diễn NSƯT Phi Tiến Sơn với mức kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cũng đang tạo ra một cơn sốt trong dịp đầu năm mới.

Trong khi đó, phim do Nhà nước đặt hàng là “Đào, phở và piano” của đạo diễn NSƯT Phi Tiến Sơn với mức kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cũng đang tạo ra một cơn sốt trong dịp đầu năm mới. Phim khởi chiếu từ mùng 1 Tết Nguyên đán (10/2), với hình thức bán vé duy nhất tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Sau hơn 1 tuần lặng lẽ, “Đào, phở và piano” đột ngột gây sốt trên mạng xã hội.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ ngày 18/2, website của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia không thể truy cập được. Nguyên nhân do nhu cầu xem phim giải trí của khán giả tăng cao, khiến lượng truy cập tăng đột biến, gây ra tình trạng “sập” website. Trong khi đó, hiện đây là địa điểm duy nhất trên cả nước chiếu “Đào, phở và piano”. Vì vậy, khán giả chỉ có thể truy cập và đặt vé trên trang web, hoặc ứng dụng riêng của đơn vị.

Đến chiều và tối 20/2, lượng khán giả kéo đến rạp xem phim “Đào, phở và piano” vẫn đông nghịt, nhiều người phải xếp hàng rất lâu mới có được một tấm vé xem phim. Sáng 21/2, đại diện Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết, tính đến hết ngày 20/2, lượng vé online bán ra là 10.330 vé, lượng vé bán tại chỗ là 6.105 vé. Tổng số vé bán ra là 16.435 vé, doanh thu đạt gần 850 triệu đồng.

Trong ngày 21/2, Trung tâm có 16 suất chiếu ở các phòng, trong đó có nhiều suất chiếu ở phòng lớn (402 chỗ). Đại diện Trung tâm Chiếu phim Quốc gia thừa nhận, đây là hiện tượng chưa từng xảy ra, đặc biệt là với các phim Nhà nước đặt hàng.

Phải kể đến việc "Đào, phở và piano" đã thành công khi gây hiệu ứng mạng xã hội. Không thể phủ nhận, hiệu ứng từ truyền thông đã góp phần giúp các tác phẩm điện ảnh đến gần với công chúng hơn so với quảng bá thông thường. Đặc biệt, khi mạng xã hội phát triển, đánh giá của người tiêu dùng có điều kiện để lan truyền mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng, quyết định số phận của các sản phẩm điện ảnh.

Còn nhớ năm 2014, truyền thông được một phen ồn ào sau khi bộ phim “Sống cùng lịch sử” (Đạo diễn, NSND Thanh Vân) công chiếu ở rạp Trung tâm Chiếu phim Quốc gia lèo tèo vài ba khán giả. Sau vài ngày ra rạp, bộ phim phải ngưng chiếu.

Phải chăng ngay từ đầu, nhà sản xuất phim đặt hàng đã xác định mục đích cao nhất là để phục vụ tuyên truyền, nên cũng không cần phải quá lo lắng, tính toán đến áp lực về doanh thu? Thậm chí, cái cách thông thường để một bộ phim trụ được ở rạp như chiến lược truyền thông, tiếp thị, nghiên cứu thị hiếu mong chờ của khán giả, cũng gần như bị xem nhẹ.

Đã đến lúc, các nhà làm phim đặt hàng Nhà nước cần thay đổi tư duy làm phim. Giới làm phim không thể chỉ bán cái mình có, mà phải bán thứ khán giả cần.

Như một đạo diễn đã chia sẻ, khi phải chịu sức ép về doanh thu, chịu trách nhiệm về đồng tiền bỏ ra làm phim, mỗi đạo diễn sẽ nỗ lực cố gắng, tìm tòi để làm ra tác phẩm tốt nhất có thể.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động