Khẳng định vai trò của Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong chăm lo việc làm, đời sống cho lao động nữ
Cùng tham dự Tọa đàm có đại diện 40 LĐLĐ tỉnh, thành phố, 10 Công đoàn ngành trung ương và tương đương. Tham gia và chủ trì Tọa đàm tại điểm cầu LĐLĐ thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương chủ trì Tọa đàm. |
Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương cho biết: Trong những năm qua, các cấp Công đoàn đã thể hiện vai trò đại diện của mình trong việc chủ động tham gia có hiệu quả với cơ quan nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chú trọng lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, bảo đảm thực chất hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ trong các lĩnh vực: Lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới, an toàn vệ sinh lao động…
Bên cạnh việc tích cực tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn trong cả nước đã chủ động tham gia với người sử dụng lao động áp dụng đúng các chế độ, chính sách đối với NLĐ, tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống cho lao động nữ. Các cấp Công đoàn đã thường xuyên tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với lao động nữ trong các thành phần kinh tế; tham gia thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thể có nhiều chính sách có lợi hơn đối với lao động nữ so với các quy định của pháp luật.
Bà Đỗ Hồng Vân - Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam điều hành tọa đàm tại điểm cầu Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận 4 nhóm vấn đề: Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong tham mưu xây dựng chính sách đối với lao động nữ và con công nhân, viên chức, lao động; kết quả việc chăm lo đời sống, việc làm góp phần hỗ trợ lao động nữ ổn định sản xuất, việc làm, thu nhập, khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; việc tham gia giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo tinh thần Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non và Nghị định 145 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động; các chính sách chăm lo, hỗ trợ NLĐ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nói chung, lao động nữ nói riêng. Đồng thời đề xuất, kiến nghị và các giải pháp nhằm phối hợp triển khai có hiệu quả công tác chăm lo việc làm, đời sống của lao động nữ hiện nay. |
Đặc biệt, các cấp Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng một số chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, bình đẳng giới. Những quy định về lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội, và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2021-2030, chính sách dân số và phát triển.
Theo bà Thái Thu Xương, đằng sau những kết quả đạt được như trên là sự tham mưu tích cực của Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động nữ. Đặc biệt, thời gian gần đây, các cấp Công đoàn đã cụ thể hóa các chủ trương của Tổng Liên đoàn nhằm chăm lo đời sống, việc làm góp phần hỗ trợ lao động nữ ổn định sản xuất, việc làm, thu nhập, khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong hỗ trợ lao động nữ
Chia sẻ tại Tọa đàm, bà Huỳnh Ngọc Lan - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel (Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội) cho biết: Trong thời điểm dịch bệnh, sau khi khảo sát nắm bắt được thực tế trên 60% công nhân lao động từ tỉnh xa tới, thuê ở nhà trọ, gặp khó khăn trong việc mua sắm lương thực, thực phẩm hàng ngày, Ban Nữ công Công đoàn Công ty đã tham mưu với Ban Chấp hành Công đoàn Công ty trích tiền từ quỹ phúc lợi công ty mua quà hỗ trợ gửi tới từng cán bộ, công nhân viên trong thời gian giãn cách xã hội, mỗi người 1 thùng mỳ tôm, 1 can dầu, 5kg gạo…
Với NLĐ đang kiên cường bám trụ tại nhà máy, bên cạnh các chế độ phụ cấp hàng tháng như: Phụ cấp trách nhiệm, thưởng chuyên cần (200 nghìn đồng), phụ cấp nhà ở (250 nghìn đồng), trợ cấp tuân thủ an toàn (50 nghìn đồng), công ty còn có trợ cấp nữ giới, trợ cấp con nhỏ dưới 36 tháng cho chị em (100 nghìn đồng). Ngoài ra Công đoàn cũng đề xuất công ty bồi dưỡng tăng cường đề kháng phòng dịch bằng việc bổ sung sữa chua, hoa quả vào bữa ăn ca…
Tham gia và chủ trì Tọa đàm tại điểm cầu LĐLĐ thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa. |
Chia sẻ về những chính sách hỗ trợ lao động nữ, con công nhân lao động trong bối cảnh dịch Covid-19, bà Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho biết: Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, Long An là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, toàn tỉnh phải giãn cách xã hội trong gần 4 tháng. Thời gian này, có khoảng 96.000 nữ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh bị tạm hoãn và bị mất việc làm, không có thu nhập ảnh hưởng nhiều đến đời sống; 65.000 lao động nữ phải làm việc 3 tại chỗ ở doanh nghiệp, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải gửi con lại cho gia đình trông nom.
Trước tình hình đó, LĐLĐ tỉnh đã kịp thời triển khai các gói hỗ trợ thông qua các chương trình đậm tính nhân văn như: “Chuyến xe nghĩa tình - Phần quà kết nối yêu thương” trao 175.000 phần quà cho công nhân lao động ở các khu nhà trọ; “Chương trình "Trao sữa yêu thương - Ấm tình Công đoàn” trao 6.000 suất quà cho con công nhân lao động trong độ tuổi từ 0-3 tuổi và 1.200 suất quà cho nữ công nhân lao động đang mang thai tại các nhà trọ trên địa bàn tỉnh; chương trình “Công đoàn trao gởi yêu thương - Cùng em đến trường” trao tặng 36 máy tính bảng cho học sinh có cha hoặc mẹ là công nhân lao động, đoàn viên công đoàn mất do dịch Covid-19…
Nằm trong nhóm các doanh nghiệp có sử dụng đông lao động nữ với tổng số lao động hiện nay là 39.054 người, trong đó lao động nữ là 33.429 (chiếm trên 85%), ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Teakwang Vina (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ: Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn TaeKwang Vina đã chủ động đề xuất, thương lượng nhiều chương trình có lợi cho NLĐ và triển khai thực hiện mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ, đặc biệt đối với lao động nữ, tiêu biểu như: Xây dựng phòng khám đa khoa trong khu vực nhà máy sản xuất để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho NLĐ; tổ chức khám sức khỏe sinh sản hàng năm cho trên 4.000 lao động nữ; lắp đặt các Cabin lưu trữ sữa mẹ; xây dựng Trường Mầm non Thái Quang với chi phí xây dựng trên 50 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 60% chi phí vận hành hằng tháng giúp cho con NLĐ được sử dụng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn cao với chi phí thấp.
Bên cạnh đó, Công ty còn có chính sách hỗ trợ lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ: Toàn thể lao động nữ ngoài việc được hưởng đầy đủ các chế độ theo luật định, Công đoàn còn thương lượng thêm những ưu đãi như: Lao động nữ khi mang thai được phát sữa FrisoMum hàng tháng tới khi sinh con, con nhỏ được hỗ trợ mỗi tháng 100 nghìn đồng/cháu từ khi sinh tới đủ 6 tuổi…
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương, tọa đàm “Ban Nữ công công đoàn các cấp với vấn đề chăm lo việc làm, đời sống của lao động nữ hiện nay” là một trong những hoạt động quan trọng của Ban Nữ công nhằm cụ thể hóa chủ đề năm 2022 của Công đoàn Việt Nam đó là: "Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam". Tọa đàm cũng là một cơ hội để chị em Ban Nữ công Công đoàn các cấp trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất để áp dụng vào nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thành công chủ đề năm 2022 của Công đoàn Việt Nam đã đề ra. Theo đó, những cách làm mới sáng tạo, hiệu quả từ các đơn vị sẽ được Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, lan tỏa tới các cấp Công đoàn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42