Hủy bỏ chương trình giám sát cá da trơn: Một quyết định đúng đắn!
Bộ Công Thương cảnh báo việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc Việt Nam hiện chưa có mặt trong danh sách được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt sang Trung Quốc. Do vậy, hoạt động xuất khẩu lợn sống từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở biên giới đất liền có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới. |
Chúng ta biết rằng ngày 25.5.2016, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo (55/43), Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí với Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn do Thượng nghị sỹ John McCain bảo trợ trong Chương trình rà soát lại các Luật đã ban hành của Quốc hội Hoa Kỳ.
Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn |
Để có hiệu lực, Nghị quyết này còn phải được Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua và được Tổng thống Obama ký ban hành thành luật. Tuy nhiên, đây là bước đi đầu tiên quan trọng, tạo đà cho việc tiến tới loại bỏ hoàn toàn Chương trình giám sát cá da trơn.
Có thể nhiều người chưa biết rằng, Chương trình giám sát cá da trơn lần đầu tiên được luật hóa tại đạo luật Nông trại năm 2008 (Farm Bill 2008). Theo đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa cá da trơn vào diện kiểm tra bắt buộc vốn đang được áp dụng đối với các loại thực phẩm có nguy cơ cao như thịt đỏ và gia cầm. Điểm gây tranh cãi trong quy định này là các sự cố an toàn thực phẩm diễn ra vào thời điểm đó không liên quan đến cá da trơn, làm dấy lên những nghi ngờ về việc hạn chế nhập khẩu cá da trơn để bảo vệ ngành công nghiệp nuôi cá da trơn của Hoa Kỳ.
Trước những tranh luận trong nội bộ Hoa Kỳ và sự phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam, chương trình kiểm tra quy định tại đạo luật Nông trại năm 2008 đã không được đưa vào thực thi. Tuy nhiên, đến năm 2014, trong đạo luật Nông trại 2014, chương trình lại tiếp tục được luật hóa với việc xác định rõ phạm vi áp dụng là đối với tất cả các loài cá thuộc bộ Siluriformes. Đây là một sự mở rộng phạm vi áp dụng của chương trình, đưa toàn bộ các sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam vào diện kiểm tra bắt buộc.
Bộ Công Thương hy vọng Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ cao tại Hạ viện Hoa Kỳ |
Trên cơ sở đạo luật Nông trại 2014, ngày 2.12.2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã ban hành quy định chính thức về việc áp dụng chương trình giám sát cá da trơn. Theo đó, Chương trình sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1.3.2016, với thời gian chuyển tiếp là 18 tháng, và sẽ có hiệu lực toàn phần vào ngày 1.9.2017.
Xét về bản chất, việc ban hành Chương trình đã đưa cá da trơn từ diện sản phẩm không có nguy cơ cao sang diện sản phẩm có nguy cơ cao, và chuyển trách nhiệm giám sát từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Trước thời điểm Chương trình được luật hóa, thẩm quyền kiểm soát cá da trơn thuộc về FDA, theo đó, sản phẩm cá da trơn được xếp vào diện không có nguy cơ cao và việc kiểm soát chủ yếu dựa trên trách nhiệm của nhà nhập khẩu.
USDA đã xây dựng cơ chế kiểm soát cá da trơn dựa trên các nguyên tắc kiểm soát thịt đỏ. Theo đó, USDA sẽ phải tiến hành điều tra hệ thống kiểm tra của nước xuất khẩu để xác định rằng hệ thống kiểm tra đó đảm bảo việc tuân thủ của các cơ sở nuôi trồng và sản xuất cá đối với các quy định hiện hành của Hoa Kỳ do USDA áp dụng. Việc điều tra được tiến hành dựa trên 4 tiêu chí gồm năng lực quản lý, các quy định pháp luật về kiểm soát an toàn thực phẩm, hệ thống thực thi và giám sát, và kiểm tra định kỳ. Các tiêu chí trên sẽ đặt toàn bộ hệ thống pháp luật và thực thi liên quan của nước xuất khẩu dưới sự giám sát của USDA.
Nếu hệ thống kiểm tra được đánh giá là đạt yêu cầu, USDA sẽ đưa quốc gia đó vào diện được phép xuất khẩu các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ những cơ sở được chứng nhận của quốc gia đó mới được phép xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang Hoa Kỳ. Để được coi là một cơ sở được chứng nhận, cơ sở đó phải được cán bộ USDA tiến hành kiểm tra, đánh giá, và chứng nhận. Việc kiểm tra, đánh giá, và chứng nhận được tiến hành định kỳ.
Chưa có thống kê chi tiết về mức độ chi phí gia tăng đối với việc áp dụng chương trình trên đối với cá tra và cá basa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, các chi phí về tiếp đón cán bộ USDA, chi phí thí nghiệm, kiểm tra mẫu, và các chi phí có liên quan là không hề nhỏ. Theo một số đánh giá sơ bộ, việc tuân thủ các quy định của USDA sẽ làm gia tăng ít nhất 10% giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc bị USDA đánh giá là không tuân thủ, mà đây là rủi ro cao, sẽ đẩy các cơ sở nuôi trồng và chế biến cá tra và basa của Việt Nam vào diện không thể xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương Việt Nam hoan nghênh quyết định đúng đắn của Thượng viện Hoa Kỳ và một lần nữa khẳng định: Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là một chương trình không cần thiết, mang tính chất bảo hộ, không có lợi cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa 2 nước và có khả năng không phù hợp với các cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngay từ khi vấn đề giám sát cá da trơn được đặt ra tại dự luật Nông trại, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ xem xét lại chương trình này. Lãnh đạo các Bộ có liên quan của Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nhiều lần gửi thư và tiếp xúc song phương với Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để nêu quan điểm phản đối chương trình này. Vấn đề cũng đã được Việt Nam nêu và được phía Hoa Kỳ quan tâm xử lý một phần trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) nhưng quyết định ngày 25.6.2016 của Thượng viện Hoa Kỳ là bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới việc xử lý dứt điểm và có hiệu quả vấn đề này.
Bộ Công Thương hy vọng Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ cao tại Hạ viện Hoa Kỳ và được Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành thành luật. Nếu được như vậy, đây sẽ là một quyết định đúng đắn, không chỉ giúp cộng đồng thế giới tin tưởng hơn vào các cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà còn giúp củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đồng thời thúc đẩy tiến trình thông qua Hiệp định TPP ở cả 2 quốc gia.
Minh Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01