Xuất xứ hàng hóa - yêu cầu quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA
| Thực thi EVFTA không thể thiếu kiến thức về phòng vệ thương mại EVFTA tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho các DN, nên nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại càng trở nên cần thiết. |
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu ví Hiệp định EVFTA là tuyến đường cao tốc nối Việt Nam với châu Âu thì đó là một con đường không miễn phí và những quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn hàng hóa được xem như những tấm vé lưu hành. Bởi Hiệp định thương mại EVFTA quy định các yêu cầu rất nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Để hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các quy định mà hai bên đã cam kết tại Hiệp định này.
Hiệp định EVFTA quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: hàng hóa có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể và quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR). Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.
Xuất xứ hàng hóa yêu cầu quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA. |
Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhiệm vụ lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu vào EU khi thực thi hiệp định EVFTA là xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, Dự thảo Thông tư về xuất xứ hàng hóa đã được hoàn thiện, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân chỉ chờ bấm nút thông qua. Ông Phan Văn Chinh cho biết, cụ thể về một số lợi thế về điều khoản “cộng gộp” trong EVFTA mà doanh nghiệp cần biết để có thể tận dụng được tối đa các lợi thế của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam khi xuất khẩu vào EU.
“Về xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA có điều khoản về cộng gộp đối với một số nước mà các nước đã có FTA đối với EU như Hàn Quốc… thì các nguyên phụ liệu của ngành dệt may là được cộng gộp. Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu dệt may ở một số thị trường cụ thể mà còn có lợi cho cả Hàn Quốc” - ông Phan Văn Chinh nêu ví dụ.
Nông nghiệp hưởng lợi nhất
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU và ngược lại cần đọc kỹ các quy định này đã được ghi rõ trong hiệp định. Đồng thời, cần cập nhật những nội dung mới như cơ chế tự chứng nhận xuất xứ - đây là cơ chế mà nhà xuất khẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O truyền thống) từ các cơ quan chức năng.
Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU - với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ. Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ. Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ký (Registered exporters) - là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho Việt Nam trước khi thực hiện.
Theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng với việc kịp thời ban hành Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU khi hiệp định này có hiệu lực, cũng cần nhanh chóng ban hành Thông tư quy định về quy tắc, xuất xứ hàng hóa từ EU vào Việt Nam.
“Chúng ta ít quan tâm đến điều này nhưng đây là một phần lợi ích cực kỳ lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị từ EU làm đầu vào cho sản xuất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, làm thế nào để doanh nghiệp có thể hiểu được các quy tắc xuất xứ đó để đáp ứng - mà như đã nói là những quy tắc rất chi tiết, rất phức tạp, rất khó… Chúng tôi rất mong các cơ quan đi đàm phán tăng cường hơn nữa những hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp” - bà Nguyễn Thu Trang nói.
Ngành nông nghiệp là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định EVFTA, trong đó, mặt hàng gạo vốn là thế mạnh của Việt Nam được dự báo xuất khẩu vào EU sẽ tăng thêm 65% vào năm 2025. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, trong đó, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định...
Như vậy, hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà Hiệp định mang lại. Vì vậy, trong Quyết định (số 42/QĐ-XNK ngày 20/5/2020) về Kế hoạch triển khai thực thi Hiệp định EVFTA của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã khẳng định sẽ sớm xây dựng, ban hành hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo xuất khẩu vào EU để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.
Cần chuẩn bị gì?
Cùng với việc ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong tháng 6/2020, Bộ Công Thương khẳng định sẽ thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA cho các cơ quan, tổ chức cấp C/O để các doanh nghiệp, Hiệp hội nắm bắt được cơ hội cũng như quy trình, thủ tục để có thể sớm tận dụng ngay các cam kết ưu đãi.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu đã tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA cho các cán bộ làm công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực, để hoạt động cấp C/O được thuận lợi, hiệu quả ngay từ khi EVFTA và Thông tư hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tăng cường quản lý Nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, ngoài việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực của cơ quan, tổ chức cấp C/O, Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo việc thực hiện quy tắc xuất xứ EVFTA./.
Theo Nguyễn Long/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28