Vượt qua 6 trở ngại để thành công
Tổ chức Công đoàn cần làm gì để thích ứng với CPTPP? | |
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP | |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hội đàm với Bộ trưởng phụ trách CPTPP |
Điểm danh những thách thức
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam phải đối với mặt với ít nhất 6 thách thức, cụ thể:
Thứ nhất, thách thức về kinh tế: Do Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tư do (FTA) với 7/10 nước thành viên Hiệp định CPTPP, nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam và hiện Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước này.
CPTPP tạo ra một trong những thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới, trải dài cả 3 châu lục Á, Mỹ và Đại Dương với thị trường lên tới gần 500 triệu dân và GDP vào khoảng hơn 13.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, có thể khẳng định rằng, những tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện. Tuy nhiên, khuôn khổ hội nhập nào cũng đều hàm chứa những tác và những điều ngược lại. Cũng như các quốc gia khác, khi đã tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch quản lý nhà nước về phát triển thị trường. |
Xét theo mặt hàng, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Ngoài ra, cũng có thêm một số sản phẩm có thể gặp khó khăn như giấy, thép, ô tô.
Về thương mại đầu tư: Một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics… có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước nói chung…
Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế: Để thực thi cam kết trong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động… Sức ép thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định… Thứ ba, thách thức về xã hội: Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.
Thứ tư, thách thức về thu ngân sách: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.
Thứ năm, thách thức trong lĩnh vực lao động chính là liên quan đến việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc "tuân thủ pháp luật của nước sở tại" đã nêu trong Công ước 87 của Tổ chức Lao động Thế giới; đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thứ sáu, thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin: Việt Nam đã ký thư song phương với các thành viên CPTPP về các nghĩa vụ Tự do lưu chuyển thông tin và Yêu cầu đặt máy chủ tại nước sở tại trong 2 điều khoản thuộc Chương Thương mại điện tử. Thư song phương này có giá trị hạn chế khả năng Việt Nam bị khiếu kiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Tiềm năng khá lớn
CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tác động rất lớn tới hầu hết các lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính riêng về hoạt động nhập khẩu, ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%, ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất 0%.
Đây là những yếu tố sẽ tác động rất lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như nước ta. Không chỉ vậy, CPTPP có hiệu lực cũng được dự đoán sẽ tạo một làn sóng đầu tư mới từ các thành viên khác đến Việt Nam.
Vậy thực chất CPTPP sẽ mang lại cơ hội gì? Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội): CPTPP điều chỉnh 2 điểm so với TPP trước đó. Cụ thể, hoãn 20 nhóm nghĩa vụ thi hành chậm hơn. Đồng thời, các nước thành viên có thể có những thỏa thuận riêng để trì hoãn thời gian thực hiện cam kết và tạo ra ràng buộc linh hoạt hơn. Với 2 điểm này, so với TPP, CPTPP có lợi thế là đỡ sức ép hơn cho Việt Nam khi thực hiện thỏa thuận.
Đáng chú ý, kết quả đàm phán Việt Nam lại nhận được ưu đãi nhiều hơn so với các nước khác. Thỏa thuận của CPTPP là phải xóa bỏ hàng rào thuế quan 100%. Khi thực hiện thỏa thuận, Việt Nam có lợi thế hơn ở chỗ: Sau khi Hiệp định có hiệu lực, phần lớn các nước sẽ xóa bỏ thuế quan với hàng Việt Nam, điển hình như Canada xóa bỏ tới 90%. Tuy nhiên, Việt Nam lại chỉ phải chịu mức cam kết xóa bỏ bình quân 66% tổng thuế quan. Đây là yếu tố để Việt Nam có thể cạnh tranh được.
Còn các chuyên gia ở Bộ Kế hoạch - Đầu tư phân tích, với Hiệp định CPTPP, hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động vẫn được hưởng lợi. Hiệp định có thể tạo thêm mức tăng trưởng cho nhóm ngành này từ 4 - 5%, và mức tăng xuất khẩu có thể đạt thêm từ 8,7 - 9,6%. Kết quả tính toán cho thấy, trong Hiệp định CPTPP, ngành dệt may vẫn tăng thêm được quy mô sản xuất và giá trị xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tăng thêm là từ 8,3 - 10,8%.
Ngược lại, mức ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP tới các ngành công nghiệp nặng khá mờ nhạt (0,8 - 1,2%). Lý do chủ yếu là bởi Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh ở nhóm hàng công nghiệp và các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng không phải là đối tác có thể thúc đẩy công nghiệp nặng của Việt Nam phát triển.
“Riêng ngành dịch vụ, sử dụng nguyên trạng các cam kết của ngành dịch vụ từ Hiệp định TPP sang Hiệp định CPTPP cho thấy, tác động của Hiệp định CPTPP tới các ngành dịch vụ tài chính là không lớn. Cụ thể, Hiệp định CPTPP tạo thêm 0,01- 0,03% tăng trưởng, đồng thời cũng làm tăng nhập khẩu các dịch vụ này ở mức khá cao (2,4-3,6%), trong khi xuất khẩu sẽ bị giảm đi ở mức 2,8-3,2%”- phân tích của các chuyên gia của Bộ Kế hoạch - Đầu tư chỉ rõ…
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01