Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố Tiên Phong bank

“Nhân danh công dân và người nghiên cứu luật pháp, tôi đề nghị khởi tố vụ án Cố ý làm trái tại Tiên Phong Bank để làm lành mạnh hoạt động kinh tế ngân hàng” - Đây là kiến nghị của luật sư Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Ủy viên Hội đồng luật sư - Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi “chốt” bài bảo vệ cho quyền và lợi ích của VietinBank tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như ngày 26/12.

Ngoài ACB, còn có hay không những vụ án kiểu vụ “bầu Kiên”? Phúc thẩm đại án Huyền Như, tại phần tranh luận đã hé lộ vài góc khuất nào đó...

Đều với mục đích giống nhau là nhằm hưởng lãi suất vượt trần quy định, nhưng vài ngân hàng đã có “sáng kiến” khác nhau về cách thức “lách luật để bơm tiền ra” dưới hình thức thông qua các tổ chức, cá nhân đi gửi vào các tổ chức tín dụng khác. Không chỉ ACB, mà một số ngân hàng khác như Tiên Phong Bank cũng thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư để chuyển tiền cho các “sân sau”.

Tiên Phong Bank, ORS, An Lộc: Ai là “bị hại”?

Tiên Phong Bank thì thông qua các hợp đồng môi giới đặt cọc mua chứng khoán, hợp đồng tư vấn quản lý danh mục đầu tư để chuyển tiền cho công ty trung gian (Công ty Quản lý Quỹ Lộc Việt, Công ty An Lộc, Công ty CP CK Phương Đông - ORS), chỉ định họ mở tài khoản và ký hợp đồng gửi tiền - tổng số tiền đã gửi vào VietinBank 1.860 tỷ đồng.

Người chủ thực sự của số tiền Như chiếm đoạt đã được Luật sư Lê Hồng Nguyên làm rõ tại Tòa: lời khai của Nguyễn Hữu Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty An Lộc khi làm việc với CQĐT ngày 6/1/2012 thì vấn đề mở tài khoản cũng giống như gửi tiền vào VietinBank: “Toàn bộ việc đàm phán, giao dịch thỏa thuận, soạn thảo các hợp đồng đều do Tiên Phong Bank thực hiện, thực chất việc này Tiên Phong Bank gửi vốn thông qua Quỹ Lộc Việt, Công ty Đức Minh Quang và Công ty An Lộc để chuyển tiền vào VietinBank. Họ đã thực giao dịch trước với nhau, sau đó thông qua chúng tôi để ký các hợp đồng, chúng tôi không có giao dịch gì với VietinBank”.

Tienphong Bank là một trong những ngân hàng bị luật sư Trương Xuân Tám đề nghị khởi tố

56001

Navibank cho vay lãi suất cao, gửi tiền “lãi suất thấp”

Navibank thì chọn một cách đơn giản mà “không đụng hàng”: Thông qua các hợp đồng cho 14 nhân viên của mình vay tiêu dùng cá nhân và giải ngân tiền vay để gửi tiền vào VietinBank 1.543 tỷ đồng. Tại phiên tòa đại diện VKS khẳng định: Navibank đã cho nhân viên vay tiền với lãi suất từ 16 - 17% nhưng lại cho nhân viên gửi vào Vietinbank với tiền lời 14%? Ai có thể lý giải được sự ngược đời này?

Hậu quả việc làm sai trái của các Ngân hàng trên là đặc biệt nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra, tổng số tiền mà các cá nhân, tổ chức nói trên nhận từ 4 ngân hàng để gửi nhưng chưa thu hồi được do Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt liên quan đến 4 ngân hàng (cả ACB) tính tròn là 3.067 tỷ đồng (trong đó ACB là 718 tỷ đồng), chiếm hơn 3/4 trong tổng số tiền 3.986 tỷ đồng bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.

Thế nhưng, hiện mới chỉ những người có trách nhiệm liên quan đến hậu quả 718 tỷ đồng của ACB bị khởi tố và kết án. Tại sao nhiều Ngân hàng lại có thể cùng bị Như lừa đảo lấy mất số tiền lớn như vậy? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu?

Hiển nhiên là “cung phải gặp cầu”, nhưng để tiếp cận, đàm phán các điều kiện thuận tiện cho mình, Như phải dùng tiền tươi, lại quả cho người giao dịch và Như đã làm điều tương tự như đã làm với ACB. Như đã phải chi cho Đoàn Đăng Luật trên 30 tỷ đồng (tiền mặt) và cho Nguyễn Vĩnh Phát trên 15 tỷ đồng (chuyển khoản), trong khi trả lãi suất vượt trần 24.569.130.555 đồng cho Navibank.

Tiền “dẫn lối” cũng được Như áp dụng trong việc chiếm đoạt tiền của An Lộc và ORS. Số tiền cá nhân của Như được “chảy qua” Lê Thị Thanh Phương của Tiên Phong Bank là gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra Như còn phải nuôi dưỡng nguồn bằng việc chi thêm cho Vũ Hồng Hạnh (Tổng Giám đốc ORS) 6 tỷ đồng và Nguyễn Thị Quy (Kế toán trưởng ORS) 1,5 tỷ đồng. Nếu như với ACB, hành vi của Bảo Ngọc đã vào tầm ngắm, thì hành vi của Đoàn Đăng Luật, Lê Thị Thanh Phương, Vũ Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Quy - tại sao không?

Thực ra, những nhân vật trong vai trò “đại diện giao dịch ngầm” nêu trên chỉ mới là “tép điểm vào cầu nối” với Như. Để tiền chạy ra được, phải nhắc đến cái chủ trương ấy đã được ai bấm nút hình thành và đã vận hành ra sao tại các ngân hàng?

Lý do nào và ai đã “duyệt” cho Công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát “tỉnh táo” rút đơn kháng cáo? Ai đã tiếp tay thực hiện sai phạm và ai, có hay không việc che giấu sai phạm? Sai phạm ấy có đến mức là tội phạm không?…

Chủ trương và việc thực hiện chủ trương ấy tại ACB đã phải trả giá với tội danh bị “kết án”: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tranh luận tại phiên tòa ngày 26/12, vị đại diện VietinBank phát biểu: “Tương tự như phiên tòa của bầu Kiên, các ngân hàng này đã cố tình lách luật, né tránh thị trường liên ngân hàng, lừa dối Ngân hàng Nhà nước”

Vậy các chuỗi và nhóm sai phạm này có thể khởi tố được chứ, tại sao không?

 Theo Phạm Việt/ baophapluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động