Về làng vật võ Liễu Đôi cầu may
Huế: Sôi động hội vật Thủ Lễ đầu xuân |
Vật… để cầu may
Liễu Đôi – một vùng văn hóa dân gian nổi tiếng và mang đậm giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, Lễ hội vật võ truyền thống của người dân nơi đây - một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, vào ngày mùng 5 Tết, các cụ ở xã lại cùng với thanh niên trong làng chuẩn bị cho Hội vật. Giải thưởng chỉ là 30.000 đồng, 50.000 đồng, thắng thua đều nhận được phần thưởng. Nhưng điều mà người ta thấy thích thú là sau vài keo vật ngay trên mảnh đất thiêng ấy, dân làng đều cảm thấy có thêm sức mạnh để bước vào một vụ cày cấy mới.
Tinh thần thượng võ được đề cao tại Hội vật võ Liễu Đôi |
Anh Lưu Việt Dũng - một người con vùng đất Liễu Đôi, người đã thoát được cảnh con trâu cái cày cho biết, năm nào về ăn Tết với bố mẹ, anh cũng ra sới, vật vài keo lấy may cho cả năm. Theo anh Dũng, vào những ngày mở sới vật, người dân ở các làng thuộc vùng văn hoá Liễu Đôi từ già, trẻ, trai, gái đều không từ chối lời mời từ Ban tổ chức, họ sẵn sàng cởi bỏ những quần áo đẹp và khoác lên người chiếc quần vật và được quấn quanh người bởi chiếc đai đã chuẩn bị sẵn để vào sới, vật vài keo lấy hên đầu năm. Ai cũng có thể đăng ký vật, bất kể đó là thanh niên vùng nào. Một vài cụ cao tuổi của xã kể lại rằng, nhiều năm Hội vật võ Liễu Đôi khá to, thu hút cả các đô vật từ vùng Nghệ An, Quảng Bình vào sới dẫu không phải mục đích tối thượng là để khoe tài.
Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, sới vật võ Liễu Đôi được đặt trên mảnh đất được tương truyền lại chính là nơi ông tổ của lò vật Liễu Đôi nhận được thanh gươm và vuông khăn đào... Chuyện kể rằng, vào một ngày tối trời, cả khu vực Liễu Đôi tự nhiên phát sáng, dân làng không ai dám ra xem, chỉ riêng chàng trai họ Đoàn bước tới mảnh ruộng Nương gửi và nhận được thanh gươm báu và vuông khăn đào. Hiểu được ẩn ý của hai vật báu, chàng trai họ Đoàn liền tập hợp nghĩa quân rèn luyện sức mạnh để đem quân ra giúp nước đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó chính là tiền thân của hội vật võ Liễu Đôi ngày nay.
Với những ý nghĩa linh thiêng ấy, dân làng thuộc vùng văn hoá này truyền khẩu cho nhau câu chuyện rằng, nếu năm nào xã không đứng ra tổ chức hội vật võ, ông tổ họ Đoàn - được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Tiên sẽ quở trách bằng cách khiến cho dân làng năm ấy làm ăn thất bát, mất mùa triền miên. Bởi thế, năm nào Hội cũng được tổ chức để “hầu Thánh” vài keo vật.
Người dân đến Hội vật võ Liễu Đôi với mong muốn cầu may mắn trong năm mới. |
“Cứ ba năm Hội lại tổ chức to một lần, có giải thưởng cho các đô vật, còn hàng năm dân làng vẫn tổ chức hầu Thánh vài keo. Bình thường Hội được tổ chức 8 ngày, nhưng nay rút xuống còn 3 ngày. Nếu không phải là năm được tổ chức to thì buổi sáng tổ chức rước từ đền Thánh về sới, buổi chiều sẽ tổ chức vật để cầu Thánh cho dân làng làm ăn được mùa, cũng như cầu may mắn, sức khỏe cho cả năm”, anh Dũng cho hay.
Tranh nhau vật keo Trai Rốt
Sáng ngày mùng 5 Tết, sới vật Liễu Đôi bắt đầu mở, lúc này người dân bắt đầu tiến hành các nghi thức như: Rước Thánh vào dóng - nơi tổ chức vật. Nghi lễ này có ý nghĩa rước Thánh Ông từ đền đến nơi tổ chức hội vật võ để thánh chứng kiến con cháu Liễu Đôi tiếp nối truyền thống vật võ của cha ông. Tiếp đến là lễ phát hỏa, người ta đốt lên một ngọn lửa lớn nhằm tưởng nhớ lại ngọn lửa bốc lên từ thanh gươm ông trời đã ban cho con cháu vùng đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi. Sau lễ phát hỏa là Lễ trao gươm và thắt khăn đào. Nghi lễ được diễn ra ở ngay dóng vật. Người dẫn đầu đoàn rước thánh cũng chính là người đại diện cho dân làng đứng ra trao gươm và thắt khăn đào cho một đô vật danh dự của vùng đất Liễu Đôi.
Chuyện kể rằng, vào một ngày tối trời, cả khu vực Liễu Đôi tự nhiên phát sáng, dân làng không ai dám ra xem, chỉ riêng chàng trai họ Đoàn bước tới mảnh ruộng Nương gửi và nhận được thanh gươm báu và vuông khăn đào. Hiểu được ẩn ý của hai vật báu, chàng trai họ Đoàn liền tập hợp nghĩa quân rèn luyện sức mạnh để đem quân ra giúp nước đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó chính là tiền thân của hội vật võ Liễu Đôi ngày nay. |
Sau khi nghi lễ trao gươm và thắt khăn đào kết thúc, là đến nghi lễ múa cờ tụ nghĩa. Để thực hiện nghi lễ này, dân làng cử ra hai hoặc bốn người múa (số chẵn), mỗi người cầm theo cờ vuông, múa từ hai bên kiệu thánh ra giữa dóng vật. Điệu múa xoay tròn từ thấp lên cao, từ Đông sang Tây, múa theo nhịp trống lúc khoan thai, lúc dồn dập như đội quân chuẩn bị xuất trận. Sau cùng là nghi lễ thanh động. Tất cả trống, chiêng, thanh la, tiếng hò reo cổ vũ của nhân dân khi được vang lên chuẩn bị vào vật võ.
Một trận đấu vật tại Hội vật võ Liễu Đôi được bắt đầu bằng 5 keo vật “Trai Rốt”. Năm nào cũng vậy, cứ hai nhà sinh con trai sau cùng của làng Tháp và làng Đống Cầu được gọi là trai rốt và được phục vụ tất cả các công việc của Hội vật. Người dân làng bảo rằng, nhà nào có con trai sinh vào dịp gần cuối năm là thấp thỏm không yên vì sợ lại có một đứa trẻ trai khác sinh ra, cướp mất của họ danh hiệu Trai rốt. Họ sẽ không được phục vụ các công việc hậu cần của Hội như chuẩn bị nước, khăn lau mặt, quần và đai cho các đô vật. Quan trọng hơn, con trai họ sẽ không được lớn nhanh và làm ăn thành đạt như các trai rốt khác…
Ở Hội vật Liễu Đôi, 5 keo vật trai rốt không bao giờ thiếu bởi các ông bố dẫu có làm ăn xa cũng vẫn cố gắng thu xếp về ăn Tết để ra Tết thay con ra sới, vật vài keo hầu Thánh. Người làng kể rằng, có một năm, bố của một trai rốt ở xa không về được, ông nội phải ra vật thay. Ông già đến mức cứ xong một keo (dù không phải vật để lấy thắng thua) ông lại phải đứng nghỉ và con cháu lại phải đỡ ông nếu không ông sẽ ngã vật xuống đất. Mệt, lắm công nhiều việc nhưng gia đình nào ở hai làng ấy cũng cầu mong gia đình mình là trai rốt của làng.
Theo truyền thống, sau 5 keo vật truyền thống sẽ đến lượt các thiếu niên, trẻ em trong làng vào sới. Chúng không được học các thế vật bởi dân làng lo ăn học cho con cái đã rất khó khăn. Nhưng bọn trẻ con lại rất hiểu và thấm nhuần tinh thần hội vật đầu năm của quê hương chúng. Và với người dân ở đây, tiền thưởng không phải là mục đích lớn nhất, mà bởi với họ, hội vật này chính là lễ vật để họ dâng lên Đức Thánh Tiên để cầu một mùa làm ăn bội thu và may mắn.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25