Vai trò của đại học tư thục với nền giáo dục hiện đại

Đóng góp của đại học (ĐH) tư thục cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) là không chỉ giảm áp lực về chi ngân sách của Nhà nước, mà còn góp phần đa dạng hoá hệ thống giáo dục, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
vai tro cua dai hoc tu thuc voi nen giao duc hien dai Phương pháp giáo dục tiên tiến Nhật Bản đến Việt Nam
vai tro cua dai hoc tu thuc voi nen giao duc hien dai Bài học biến tướng “phi lợi nhuận” của đại học Hoa Sen
vai tro cua dai hoc tu thuc voi nen giao duc hien dai Hoài nghi về sự thành công của đại học tư thục trọng điểm
vai tro cua dai hoc tu thuc voi nen giao duc hien dai
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một buổi học

Tại Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về ĐH tư thục” để góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phối hợp với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức ngày 22/1 tại TPHCM, các nhà quản lý, chuyên gia, hiệu trưởng các trường ĐH đều cho rằng, những năm gần đây giáo dục ĐH tư thục đã và đang chứng kiến những bước phát triển ngoạn mục trên các châu lục. Trong đó, giáo dục ĐH tư thục của châu Á có sự tăng trưởng cao nhất: Đã thu hút tới 35% trong tổng quy mô sinh viên và chiếm tới gần 60% tổng số lượng cơ sở trường học.

Ở Việt Nam, trong hai thập kỷ qua, GDĐH tư thục đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như năm 1993 Việt Nam mới có trường ĐH tư thục đầu tiên, năm 1994 có 5 trường, thì vào cuối năm 2016 đã là 60 trường (trên tổng số 271 trường ĐH). Trường ĐH tư thục thu hút khoảng 13% tổng số sinh viên trong cả hệ thống.

Theo TS. Phạm Thị Ly, Ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực (2016-2020), ĐH tư thục về bản chất là hướng tới phục vụ nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, ĐH tư thục sẽ nhanh nhạy, linh hoạt hơn để nắm bắt nhu cầu, từ đó đáp ứng được những đòi hỏi thay đổi thường xuyên của thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, các trường ĐH trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau, mà còn với các trường trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, khi tiến bộ công nghệ diễn ra với tốc độ “chóng mặt” sẽ rất khó khăn trong việc dự báo tương lai của giáo dục-đào tạo, thì với bản chất linh hoạt của mình, ĐH tư thục sẽ có nhiều ưu điểm nổi trội trong quá trình phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.

Chính nhờ những đặc điểm đó, các trường ĐH tư thục đã nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, chương trình đào tạo để thu hút người học. Động lực thị trường là động lực mạnh mẽ nhất đã khiến các trường đa dạng hoá ngành học, tìm kiếm người giỏi, tăng cường quốc tế hoá để đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu thị trường. Đây chính là những thành tựu của hệ thống ĐH tư thục mà chúng ta không thể phủ nhận.

Khi mà nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về nguồn nhân lực đang đặt ra rất lớn, thì sự phát triển của hệ thống ĐH tư thục đã góp phần giảm áp lực về đào tạo nhân lực cho xã hội và đặc biệt đã chia sẻ gánh nặng chi phí cho GDĐH ngày càng tăng của Chính phủ. Đồng thời, hệ thống này cũng mở rộng tiếp cận GDĐH, đáp ứng nhu cầu GDĐH trong bối cảnh năng lực tuyển sinh của các trường ĐH công lập.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, hiện nay, các trường ĐH tư thục cũng bộc lộ một số khiếm khuyết như: Chất lượng chưa cao, quy mô nhỏ, thu nhập dựa vào học phí, coi trọng lợi nhuận, chưa tập trung cho nghiên cứu khoa học... Có những trường không có chiến lược phát triển lâu dài, không kịp chuyển mình nên đã dần giảm sút về chất lượng đào tạo.

vai tro cua dai hoc tu thuc voi nen giao duc hien dai
Ảnh minh họa.

Hai ‘kịch bản’ phát triển GDĐH tư thục ở Việt Nam

Theo GS.TS Nguyễn Lộc (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), ở tầm vĩ mô, các chiến lược phát triển GDĐH phải xây dựng và nhất quán được mô hình phát triển hệ thống ĐH tư thục như thế nào? Cách thức vận hành ra sao? Chỉ có xác định rõ mô hình thì chúng ta mới có thể xây dựng những định chế, quy định phù hợp để phát triển.

Hơn nữa, những vấn đề chính sách mà Việt Nam đang phải giải quyết đều liên quan đến sự cân nhắc việc phát triển phù hợp của GDĐH tư thục trong mối quan hệ hữu cơ với GDĐH công lập, hay cụ thể hơn là mức độ áp dụng cơ chế thị trường trong các trường này.

Từ những phân tích trên, GS.TS Nguyễn Lộc đưa ra hai “kịch bản” phát triển GDĐH tư thục dựa trên quan hệ giữa GDĐH công và tư.

Kịch bản thứ nhất, GDĐH công lập sẽ chiếm tỷ trọng chủ đạo (90%) và GDĐH tư thục chiếm tỷ trọng thấp (10%-14%).

Thực tế, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát triển GDĐH tư thục giữa thấp và trung bình thấp. Đặc biệt gần đây, việc đưa ra các chính sách khuyến khích các trường ĐH công lập tự chủ trên cơ sở tự chủ tài chính, khuyến khích áp dụng các cơ chế thị trường trong các trường công lập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, tăng cường khả năng mở rộng quy mô đào tạo của GDĐH công lập nói riêng và GDĐH của Việt Nam nói chung.

Kịch bản này có những nét gần giống mô hình GDĐH của nước Anh - nơi tỷ trọng các trường ĐH công lập áp đảo và các trường này hoàn toàn tự chủ về nguồn thu học phí. Nếu kịch bản này tiếp tục triển khai sẽ có những thuận lợi tốt về bối cảnh, sự ủng hộ của đa số, sự phù hợp về cơ chế.

Tuy nhiên, nhược điểm đáng lo ngại nhất của kịch bản này là tỷ trọng các trường ĐH công lập tự chủ chưa nhiều nên quá trình tự chủ hóa bị kéo dài, do vậy ngân sách Nhà nước vốn đã ít vẫn tiếp tục bị dàn trải.

Ở kịch bản thứ hai lại đẩy mạnh sự phát triển của GDĐH tư thục theo tỷ lệ 40% trên tổng nền giáo dục ĐH theo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 mà Chính phủ đã đề ra.

Kịch bản này có những nét gần giống mô hình GDĐH của Mỹ và Malaysia - nơi tỷ trọng các trường ĐH công lập có nhỉnh hơn so với tỷ trọng các trường ĐH tư thục. Việc triển khai kịch bản hai rõ ràng khó khăn hơn kịch bản một do những rào cản về định kiến, thói quen và cơ chế quản lý hiện nay.

Tuy nhiên, ưu điểm lớn của kịch bản hai có khả năng giữ vững hoặc giảm bớt gánh nặng ngân sách của Nhà nước dành cho GDĐH, thu hút mạnh mẽ nguồn lực ngoài Nhà nước, tạo khả năng nâng cao chi phí GDĐH trên đầu sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước bắt kịp trình độ GDĐH khu vực và quốc tế.

“Như vậy, việc xem xét lựa chọn một trong hai kịch bản sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển tổng thể nền GDĐH của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Bởi vì, sự phát triển của GDĐH tư thục nằm trong mối quan hệ hữu cơ với GDĐH công lập”, GS.TS. Nguyễn Lộc cho biết.

Theo Thanh Thủy/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động