Tử vong vì chữa bệnh bằng hủ tục
Cẩn trọng với “bác sỹ… google” | |
Cảnh báo ngộ độc từ thuốc Đông y |
Hủ tục chết người
Trường hợp 6 người chết ngày 15/7 ở xã Phước Lộc, tỉnh Quảng Nam vì bệnh bạch hầu nhưng do trước đó gia đình không đưa đến bệnh viện khám mà làm lễ “đuổi ma” không phải là trường hợp đầu tiên. Những cái chết thương tâm khác cũng đã xảy ra ở những vùng dân tộc khác nhau như trường hợp năm 2012, cháu Hàng Thị Ca, 8 tuổi ở huyện Phong Thổ, Lai Châu bị chết oan khi cháu bị ốm thay vì đưa đi khám thì gia đình đã mời thấy cúng về lễ “đuổi ma”. Hay trường hợp của cháu Tráng A Thái, 1 tuổi người dân tộc Mông. Bố mẹ sau nhiều ngày làm lễ “đuổi ma” không có kết quả, khi con bệnh quá nặng mới cho đi bệnh viện thì đã quá muộn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Bích, nguyên trưởng khoa Ngoại (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: “Chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều ca bệnh đến từ nhiều vùng dân tộc thiểu số khác nhau trên cả nước, nhiều bệnh nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đó là những bệnh hết sức thông thường như: cảm cúm, viêm họng, sốt virut… Những do bệnh để lâu thành suy hô hấp dẫn tới biến chứng nặng, khi đưa đến bệnh viện cấp cứu thì đã quá muộn.
Do đời sống bà con còn nhiều khó khăn, kinh tế eo hẹp nên việc đi học hầu như rất ít, cộng với địa bàn hiểm trở nên công tác tuyên truyền về phòng dịch bệnh bà con vùng bản không được tiếp cận. Trường hợp người dân sống ở vùng dân tộc của tỉnh Quảng Nam nơi có 6 nạn nhân bị bệnh bạch hầu tử vong cũng vậy. Khi ốm đau, họ thường làm lễ cúng Giàng để “đuổi con ma” chứ nhất quyết không chịu đi bệnh viện chữa bệnh. Khi phát hiện mắc bệnh “lạ”, chính quyền phải xuống địa phương cưỡng chế để đưa người dân đi chữa bệnh.
Bệnh bạch hầu ở Quảng Nam đã khiến 6 người tử vong |
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc: “Dễ gì họ báo cho mình về bệnh tật, bởi người dân nơi đây còn lạc hậu và rất mê tín. Có người gãy tay, lòi cả xương ra ngoài, mà vẫn mời thầy về cúng bái mong cái tay có thể liền xương nói gì đến việc ổ dịch chậm được phát hiện”.
Ngoài việc chữa bệnh bằng hủ tục “đuổi ma”, nhiều vùng dân tộc thiếu số khác còn có nhiều biện pháp chữa bệnh thiếu khoa học khác như: Chữa bệnh bằng trứng ung, bùa ngải...
Bệnh không nguy hiểm nếu chữa trị kịp thời
Theo bác sĩ Bích: Bệnh bạch hầu do vi trùng Corynebact crium diphtheriac gây nên. Vi trùng này thường khu trú ở họng, amiđan, mũi, thanh quản và thường tạo thành màng giả màu trắng. Bệnh hay xảy ra ở trẻ 2-7 tuổi (hoặc lứa tuổi lớn hơn nếu không được tiêm phòng) và lây qua đường hô hấp hoặc qua các đồ dùng, thực phẩm. Thời kỳ ủ bệnh 2-5 ngày (không có triệu chứng lâm sàng).
Để phòng bệnh, trẻ phải được tiêm phòng vắc xin bạch hầu, ho già, uấn ván (DTP) hoặc vác xin Quinvaxem theo lịch của chương trình tiêm chủng quốc gia. Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ. |
Sau đó là thời kỳ khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ (38-38,5 độ C), sổ mũi một hoặc hai lần, niêm mạc họng đỏ, kém sáng hơn. Xuất hiện những chấm trắng mờ và mỏng, hạch dưới hàm sưng to và đau. 2-3 ngày sau là thời kỳ toàn phát, trẻ cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng, đau cổ họng, người mệt mỏi, xanh xao. Trong họng xuất hiện màng trắng ngà, dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới, khi bong tróc rất dễ chảy máu. Màng giả này lan tràn rất nhanh ở một hoặc hai bên amiđan. Bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc, da xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ có nhiều biến chứng, khả năng tử vong cao.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết từ đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở vết thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu. Nên khi phát hiện người có triệu chứng của bệnh, nhất là vùng tâm bệnh, cần cho cách ly và đưa ngay đến cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để được điều trị kịp thời tránh lây sang người khác.
Ông Huỳnh Tấn Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, cho biết, những trường hợp phát hiện sớm sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh bạch hầu, sức khỏe của các bệnh nhân đều tiến triển tốt. Bệnh nhân đã ăn uống, đi lại bình thường. Từ đó cho thấy bệnh bạch hầu không phải là bệnh không chữa khỏi, bệnh sẽ không trở nên nguy hiểm nếu người dân hiểu và biết cách phòng tránh bệnh.
Theo thông tin của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ngoài 6 trường hợp trên còn hiện phát hiện thêm 13 trường hợp có dấu hiệu của bệnh bạch hầu khác. Nhưng điều khó ở đây là người dân thiếu sự hợp tác trong công tác chữa trị, bệnh lại dễ lây nên nếu không có biện pháp cách ly kịp thời rất có thể lượng người mắc bệnh sẽ nhiều hơn con số thực tế.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38