Trả lại không gian công cộng cho người dân
Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng | |
Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống |
Nhiều không gian công cộng bị chiếm
Dù mới đầu hè nhưng thời tiết những ngày vừa qua nắng và nóng nực khiến người dân Thủ đô tìm đến khu vui chơi giải trí, công viên nhiều hơn. Có thể thấy, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có hàng trăm công viên, vườn hoa, hồ nước sinh thái phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Hệ thống công trình phúc lợi công cộng này được kỳ vọng là những địa điểm sạch đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tại nhiều công viên, vườn hoa, không gian công cộng vẫn đang bị sử dụng chưa đúng chức năng.
Những hành vi lấn chiếm không gian công cộng cần phải xử lý nghiêm (Ảnh:T.K) |
Theo ghi nhận, thời điểm này, các hàng quán tại công viên, vườn hoa, ven hồ ở Hà Nội cũng đang vào mùa hoạt động hết công suất. Từ quán trà đá, giải khát cho đến các quán trà chanh “chém gió”, hàng bán đồ ăn vặt… đều “vô tư” chiếm đoạt không gian công cộng để kinh doanh. Tại Công viên Hòa Bình (phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) vốn được xem là một trong những công viên đẹp nhất Thủ đô, là nơi dành cho người dân thư giãn, tập thể dục và trẻ em vui chơi. Tuy nhiên, từ lâu tại đây mọc lên nhiều quán nước, chiếm ngay tại vỉa hè, lối vào cũng như trong khuôn viên công viên.
Ông Lê Văn Những (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) là người thường xuyên tập thể dục trong công viên chia sẻ, từ khi công viên được đưa vào phục vụ nhân dân, bà con trong khu vực rất phấn khởi vì có chỗ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ. Tuy vậy theo phản ánh của ông Những, thời gian vừa qua bất kể ban ngày hay buổi tối, thường xuyên xuất hiện hàng chục quán bán nước cùng các dịch vụ vui chơi, giải trí luôn chiếm giữ ngay tại các cổng của công viên. “Ngoài dịch vụ giải khát, ăn uống nhẹ đang tồn tại bên ngoài thì ngay cả trong khuôn viên cũng bị xâm chiếm nghiêm trọng. Ví dụ, vào buổi tối, các dịch vụ ăn uống, giải khát với hàng chục bàn ghế chiếm dụng ngay trong công viên”, ông Những cho biết.
Không chỉ riêng tại Công viên Hòa Bình, tại một số công viên khác trên địa bàn Thủ đô như Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy… tình trạng chiếm dụng các không gian chung thành nơi buôn bán, kinh doanh cũng xảy ra. Bà Nguyễn Thị Hương (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) cho biết: “Nhà tôi gần Công viên Nghĩa Đô nên chiều nào tôi cũng dẫn các cháu ra công viên chơi. Tuy nhiên, tình trạng người dân buôn bán xung quanh công viên khiến việc đi lại, vui chơi trở nên hạn chế hơn. Hơn nữa, tôi cho rằng việc hàng quán chiếm dụng xung quanh các không gian công cộng cũng khiến cho mỹ quan đô thị trở nên xấu hơn”.
Tại các vườn hoa, công viên nhỏ trên địa bàn Thành phố, tình trạng chiếm dụng không gian công cộng cũng trở nên phố biến hơn. Khoảng 10h30 phút ngày 27/5, có mặt tại vườn hoa Đại học Công đoàn trên đường Tây Sơn (quận Ðống Ða), có hàng chục hàng quán bán đủ loại như: Nước giải khát, trà đá, bỏng gạo, thịt bò khô, chim cảnh. Thậm chí, một góc vườn hoa, người dân dựng lán lấn chiếm, đồ đạc cũ vứt chỏng chơ, sáu, bảy người lái xe ôm ngồi tràn lan ngay tại các quán trà đá xung quanh vườn hoa để đợi khách.Hay tại vườn hoa ngay cạnh Đại học Thủy Lợi (đường Tây Sơn) hàng loạt hàng quán cũng chiếm dụng y như vậy.
Nâng cao trách nhiệm quản lý
Cũng theo ghi nhận, tại các tuyến đường ven Hồ Tây, các quán cafe, nước giải khát mọc san sát nhau, chưa đầy 5 mét lại có một điểm. Đa phần các cửa hàng đều bày bàn ghế tràn ra ngoài “xí” nốt phần vỉa hè ít ỏi dành cho người đi bộ. Đủ các loại bàn, ghế nhựa, mành chiếu phủ kín phần đường dành cho người đi bộ dọc đường bao quanh hồ.
Tất cả các khoảng trống đều được các chủ cửa hàng tận dụng tối đa, khách ăn nhậu xả rác ngay tại hồ, thức ăn, bát đĩa bày bừa bãi ra lối đi bắt đầu từ chiều đến tối muộn. Ông Nguyễn Văn Hùng (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc cho biết: “Cứ đến tối là lối dành cho người đi bộ như chúng tôi không còn. Cả người già lẫn trẻ em đều phải đi dưới lòng đường nườm nượp phương tiện giao thông, rất nguy hiểm”.
Không chỉ vậy, tình trạng lấn chiếm, sử dụng tài sản công cộng như ghế đá của nhiều chủ hộ kinh doanh diễn ra phổ biến và được coi như “chuyện đương nhiên”. Tại khu vực hồ Thủ Lệ và hồ Giảng Võ, các quán cóc bán nước giải khát cũng xuất hiện nhưng với mật độ thưa hơn, không thu hút đông khách như các tụ điểm trên. Tuy nhiên, việc các chủ cửa hàng ngang nhiên bày tràn lan bàn ghế để kinh doanh nơi công cộng, xéo nát vườn hoa, bãi cỏ, xả rác bừa bãi khiến nhiều người dân trong khu vực này bức xúc.
Ngoài việc hàng loạt các hàng quán thay nhau lấn chiếm không gian công cộng thì hiện nay, tại rất nhiều nơi vui chơi công cộng, người dân vô tư xả rác, khạc nhổ, tiểu tiện bừa bãi. Thậm chí, nhiều người đi dạo còn dắt vật nuôi theo sau, những con vật này vô tư xả chất thải bừa bãi. Những biểu hiện thiếu văn hóa nữa của những người dân trong lúc đi dạo chơi ở công viên, vườn hoa đang làm xấu đi những nét đẹp vốn có của Thủ đô. Ðể công viên, vườn hoa thật sự là nơi vui chơi lành mạnh, trước mắt cần sự đồng lòng, vào cuộc của cả cơ quan chức năng và người dân sinh sống trên địa bàn. |
Thiết nghĩ, công việc xây dựng hoàn thiện hệ thống công viên, vườn hoa trên địa bàn Hà Nội còn có nhiều vấn đề vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ. Trên thực tế, việc lấn chiếm tại công viên, vườn hoa, không gian công cộng đã diễn ra khá lâu nhưng vẫn tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhanh chóng kiểm tra và xử lý vi phạm, trả lại nơi vui chơi, thư giãn công cộng cho người dân Thủ đô. Trước mắt, để bảo đảm cho mạng lưới khu vui chơi công cộng thật sự là những địa điểm vui chơi văn minh, sạch đẹp, an toàn, trật tự đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai thực hiện những biện pháp hiệu quả trong việc phân công trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo vệ các công trình này.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy chế, nội quy sinh hoạt ở nơi công cộng. Ðồng thời, tăng cường các biện pháp, chế tài xử phạt đối với người vi phạm nếp sống văn minh, các đối tượng bán hàng rong, đeo bám khách du lịch hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy, diện mạo của hệ thống công viên, vườn hoa, nơi vui chơi công cộng của Thủ đô Hà Nội mới thật sự thay đổi, không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và khách du lịch.
Tuấn Kiệt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01