Tiêu hủy hơn 2 tấn lá Khat
Lá Khát cũng thuộc hàng cấm | |
Hải Phòng: Phát hiện hàng tấn lá khát và shisha |
Theo Cục Hải quan Hà Nội, hàng tấn lá Khat nói trên là toàn bộ số tang vật thu giữ trong chuyên án E316-chuyên án triệt phá đường dây vận chuyển lượng lớn khá Khat lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam, qua đường bưu chính quốc tế và đường hàng không để vận chuyển tiếp qua nước thứ ba.
Việc tiêu hủy được thực hiện đúng quy trình, quy định với sự giám sát của đại diện các cơ quan chức năng như Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Sở Tài chính Thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), Công an TP Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47), Bộ Công an, Viện KSND TP Hà Nội.
Tang vật thu giữ được (ảnh: vietnamplus.vn) |
Trước đó, ngày 6/7/2016, Cục Hải quan Hà Nội phối hợp với C47, Bộ Công an) đã công bố chuyên án E316. Ngày 15/4/2016, các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ 36 kiện hàng, có trọng lượng khoảng 545 kg được gửi từ Ethiopia vào Việt Nam. Các kiện hàng này chứa một loại lá khô, nghi là lá Khat - một loại ma túy mới lần đầu tiên bị phát hiện và bắt giữ. Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận loại lá này có thành phần Cathinone - một chất ma túy cực mạnh.
Liên tiếp các ngày sau đó, từ 15/4/2016-28/6/2016, Ban chuyên án rà soát, phát hiện các lô hàng được gửi đi Mỹ, Anh, Australia hoặc hàng hoàn nhập từ một số nước về Việt Nam chứa ma túy lá Khat. Các lô hàng này khi chuyển đi hoặc nhập về được khai báo là trà khô, thảo mộc sấy khô, chùm ngây… Ban chuyên án đã bắt giữ tổng số 199 kiện hàng chứa ma túy lá Khat với trọng lượng 2,5 tấn.
Ban chuyên án nhận định đây là một đường dây vận chuyển trái phép thảo mộc khô có chứa chất ma túy với diễn biến phức tạp, có tổ chức, quy mô lớn và phạm vi rộng trên toàn quốc. Lợi dụng Việt Nam là nước xuất khẩu chè, khi xuất nhập khẩu, các cá nhân và doanh nghiệp đều khai báo với hải quan là cây chùm ngây, thảo mộc sấy khô…
Đối tượng cầm đầu các đường dây này thường ở nước ngoài, người gửi và người nhận tại Việt Nam là những người được thuê. Thủ đoạn chung của đường dây vận chuyển loại ma túy này là nhập khẩu từ các nước Ethiopia, Kenya, Nam Phi tập kết về Việt Nam rồi sau đó tìm cách vận chuyển sang các nước khác qua đường hàng không, bưu chính quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58