“Thương mại công bằng”: Giúp nâng cao giá trị thương hiệu
Những bước phát triển bền vững của công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam | |
Vinamilk dẫn đầu Việt Nam về giá trị thương hiệu | |
Giá trị thương hiệu VinaPhone vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD |
Xây dựng mô hình TMCB vẫn gặp khó
Không chỉ ở Việt Nam mà đối với nhiều nước trên thế giới, thương mại công bằng (TMCB) là một khái niệm mới và khó thích ứng. Theo mô hình này, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền cao hơn cho một sản phẩm để đảm bảo quá trình làm ra sản phẩm đó bảo vệ môi trường, đảm bảo các tiêu chí về chuẩn và sạch, không sử dụng lao động trẻ em…
Đề cập đến vấn đề TMCB, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, ở Việt Nam việc áp dụng TMCB còn rất khó bởi tâm lý của người tiêu dùng là thích mua sản phẩm tốt, nhưng giá thành phải rẻ nhất. Trong khi đó, các doanh nghiệp phải cam kết và tạo được niềm tin với người tiêu dùng bằng việc, bảo đảm chất lượng nhưng giá bán ra luôn “vừa” với thị trường; trong khi đó, giá mua thương lượng phải cao hơn giá thị trường. “Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lãi để có sản phẩm phong phú, đa dạng và rẻ nhất”, ông Phú nhấn mạnh.
Xuất khẩu mô hình Fairtrade Garden là cách để nâng cao giá trị thương hiệu Việt |
Số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, mặc dù ở Việt Nam hiện nay công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, giảm chi phí cho doanh nghiệp trong cơ chế xin, cho và nhiều điều kiện khác trong các thủ tục hành chính đã được cắt giảm. Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của VCCI ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, có 55% doanh nghiệp cho rằng liêm chính, minh bạch gắn liền với những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức và quy phạm pháp luật, hạn chế những tiêu cực trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay chỉ có 29% doanh nghiệp triển khai chính sách liêm chính, minh bạch…
Trước những số liệu trên có thể thấy rằng, việc thực hiện TMCB đã khó, nhưng việc xây dựng được mô hình kinh doanh TMCB ở Việt Nam còn khó khăn gấp nhiều lần. Đề cập đến những khó khăn trong việc xây dựng mô hình TMCB, ông Nguyễn Huy Minh – đại diện Công ty Sunshine Holding cho biết, khó khăn nhất trong quá trình xây dựng mô hình TMCB ở Việt Nam đó chính là việc nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với các tiêu chí TMCB, đặc biệt là việc chấp nhận giảm lãi. Bởi lẽ, để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì thường chi phí cao, ví như phải làm 3 mẫu kiểm nghiệm (test) từ các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, mỗi test khoảng 200 USD cộng thêm phí duy trì hàng năm là 600 EUR (Euro đồng tiền chung châu Âu).
Đề cập đến những khó khăn của doanh nghiệp Việt khi xây dựng mô hình TMCB, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, để các doanh nghiệp Việt chủ động trong việc xây dựng mô hình TMCB thì vấn đề minh bạch giữa các nhà phân phối và hệ thống bán lẻ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề không minh bạch trong kinh doanh cần phải được lên án và xử lý nghiêm minh và tránh tình trạng ép giá chiết khấu, chi phí tạo mã…. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt phải chấp nhận tìm hướng đi mới trong xây dựng thương hiệu. |
“Xây dựng được mô hình TMCB ở Việt Nam là khó, nhưng khó không có nghĩa là không thực hiện được và Công ty Sunshine Holding là một trong những doanh nghiệp đầu tiên chấp nhận giảm lãi để xây dựng mô hình TMCB ở Việt Nam”, ông Minh nhấn mạnh.
Chấp nhận hướng đi mới
Đề cập đến những khó khăn của doanh nghiệp Việt khi xây dựng mô hình TMCB, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, để các doanh nghiệp Việt chủ động trong việc xây dựng mô hình TMCB thì vấn đề minh bạch giữa các nhà phân phối và hệ thống bán lẻ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề không minh bạch trong kinh doanh cần phải được lên án và xử lý nghiêm minh và tránh tình trạng ép giá chiết khấu, chi phí tạo mã…. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt phải chấp nhận tìm hướng đi mới trong xây dựng thương hiệu.
Cũng theo ông Phú, hiện ở Việt Nam Công ty Sunshine Holding được xem là doanh nghiệp hàng đầu trong việc xây dựng mô hình TMCB và để thực hiện được mô hình này, doanh nghiệp đã chấp nhận thử thách, chấp nhận giảm giá sản phẩm, đặc biệt là chấp nhận tìm hướng đi mới trong kinh doanh. Đề cập đến mô hình này, ông Nguyễn Huy Minh – đại diện Công ty Sunshine Holding cho biết, sau nhiều năm tham gia công việc kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á, ông nhận thấy, việc bán các sản phẩm của Việt Nam với nhãn mác, bao bì riêng, thương hiệu riêng gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt là mặt hàng nông sản vì thiếu tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống hỗ trợ quảng bá, tiếp cận thị trường yếu, 70% số lượng sản phẩm xuất khẩu đều là sản phẩm thô. Vì thế, sau quá trình nghiên cứu, tìm tòi, ông Minh và các cộng sự đã xây dựng mô hình TMCB Fairtrade Garden.
Cũng theo ông Minh, mô hình này ra đời với mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng phức hợp kết hợp các phương thức tiếp cận khách hàng khác nhau, nhằm xây dựng một khái niệm mới trong kinh doanh. Mô hình sẽ tập trung vào 7 nhóm sản phẩm chiến lược gồm rau, quả, hoa và cây, đồ đóng gói, đồ ăn, đồ uống, bữa ăn tiện lợi. Điều đặc biệt là Fairtrade Garden hướng đến một cộng đồng khách hàng đặc trưng, là phụ nữ trong độ tuổi từ 23 - 53 tuổi, thu nhập từ 15 triệu trở lên và quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Ngoài đối tượng tiêu dùng trong nước, mô hình TMCB Fairtrade Garden còn hướng tập trung vào cộng đồng người nước ngoài và khách du lịch. Hiện, Fairtrade Garden đã có 3 mô hình kinh doanh theo tiêu chí TMCB ở Hà Đông, theo kế hoạch sẽ mở tiếp 11 cụm điểm trong nước. Và tham vọng hơn, trong năm 2018, Sunshine Holding đặt mục tiêu cụm mô hình Fairtrade Garden sẽ xuất hiện ở HongKong (Trung Quốc) hoặc Myanmar.
Được biết, với mô hình TMCB Fairtrade Garden, Sunshine Holding xác định, 51% lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để giúp các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa nhằm nâng cao năng lực, cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm. Hiện mô hình TMCB Fairtrade Garden đã được Sunshine Holding xuất khẩu ra nước ngoài và chúng ta có quyền hi vọng rằng, không lâu nữa ở nước ngoài sẽ có hệ thống bán lẻ của người Việt được phát triển rộng khắp như các hệ thống bán lẻ ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, khẳng định giá trị và nâng tầm thương hiệu Việt trên toàn cầu. “Xuất khẩu mô hình là sự lựa chọn duy nhất mang các thương hiệu Việt ra nước ngoài, đồng thời làm gia tăng giá trị cho nền sản xuất nông sản Việt và làm tăng giá trị thương hiệu Việt trên toàn thế giới”, ông Minh khẳng định.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp 23/11/2024 15:19
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16