Thủ lĩnh trong các phong trào tình nguyện
Tuổi trẻ với phong trào xây dựng nông thôn mới |
Thủ lĩnh “giải cứu” nông sản Việt
...“Ngày thứ ba trong hành trình giải cứu nông sản, chúng tớ đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của người dân Thủ đô. Đó là động lực lớn để chúng tớ tiếp tục hành trình của mình. Những ngày ăn cơm hộp, ngủ vỉa hè để trông hàng, làm shipper hay là người bán hàng - đó là những khoảnh khắc đầy ý nghĩa, mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống của hơn 100 con người chúng tớ....Tính đến nay, chúng tớ đã giải cứu được 30 tấn củ cải trắng, 20.000 củ su hào, 5 tấn khoai tây. Chiến dịch dự kiến trong 10 ngày, rất mong nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận”.
Thủ lĩnh Đỗ Văn Dệ được tặng Giải thưởng “Sao tháng Giêng” năm 2015 |
...“Ngày thứ năm trong hành trình giải cứu nông sản, sự đồng tình hưởng ứng của bà con Thủ đô là động lực giúp 120 tình nguyện viên chúng em quên đi mệt mỏi với cường độ công việc lớn và làm việc liên tục từ sáng đến tối, ngủ đường phố, đêm bốc hàng, ngày bán hàng... Các anh em chúng ta cố lên! Hành trình đã đi một nửa chặng đường theo dự kiến, và nhìn lại kết quả ta đã làm thật đáng tự hào: Đã giải cứu được 60 tấn củ cải; 30.000 củ su hào; 10 tấn khoai tây. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô và các vùng lân cận”.
Đó là những dòng nhật ký ngắn ngủi, thông tin nhanh trong những ngày cao điểm phát động chiến dịch “Giải cứu nông sản” cho bà con nông dân ở Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Lạng Sơn) với phương châm “Người Việt dùng nông sản Việt” trên facebook của Đỗ Văn Dệ - Chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam, đồng thời cũng là thủ lĩnh của chiến dịch “Giải cứu nông sản”đang được người dân Thủ đô ủng hộ khá rầm rộ. Đây không phải là lần đầu tiên thủ lĩnh Đỗ Văn Dệ khởi xướng chiến dịch “Giải cứu nông sản” cho bà con nông dân. Trước đó, anh đã từng chủ trì, kết nối các Câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện chung tay “giải cứu” cam sành Hà Giang và dưa hấu Quảng Ngãi.
Dệ chia sẻ, ngày đầu tiên, khi đọc được thông tin trên báo chí về hàng trăm ngàn tấn củ cải của bà con ở xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP Hà Nội), su hào của bà con xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) và khoai tây của bà con xã Khánh Khê (huyện Văn Quan, Lạng Sơn) đang tồn đọng không thể tiêu thụ được, vất bỏ trắng cánh đồng, ngay lập tức, Đỗ Văn Dệ đã về từng xã khảo sát.Trở về, chàng trai trẻ cứ băn khoăn mãi: “Nếu không có sự vào cuộc của các cá nhân, tổ chức và đơn vị thì cuộc sống của người nông dân sẽ ra sao ? Không phải bạn, không phải tôi, thì sẽ là ai ?”.
Câu hỏi ấy cứ lớn dần, và không cần suy nghĩ quá lâu, Trung tâm Phát triển thanh thiếu niên Việt Nam (do Dệ làm Giám đốc); Cộng đồng tình nguyện Việt Nam (do Dệ là Chủ tịch) cùng các Câu lạc bộ, đội, nhóm trực thuộc đã chung tay phát động chiến dịch “Giải cứu nông sản” với mục tiêu“Ta vì đồng bào ta”, giúp nông dân các địa phương vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Khởi động chiến dịch từ 21/3, đến 26/3, sau 6 ngày vào cuộc với cường độ làm việc không biết mệt mỏi - ban đêm trực tại địa điểm để bốc dỡ hàng, ban ngày bán hàng, Cộng đồng tình nguyện Việt Nam cùng các Câu lạc bộ, đội, nhóm đã tiêu thụ được 78tấn củ cải, 40.500 củ su hào, 13 tấn khoai tây.
Đỗ Văn Dệ cho biết: Chúng tôi thu mua tại ruộng và trao tiền trực tiếp cho bà con với giá 2.500 đồng/kg củ cải và 1.000 đồng/củ su hào. Sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển, chi phí bao túi để đóng gói, công tác hậu cần và dự phòng trong trường hợp nông sản bị hỏng hoặc không có người mua, chúng tôi bán tại Hà Nội với giá 4.500 đồng/kg củ cải và 3.000 đồng/củ su hào. “Trường hợp có lãi, chúng tôi sẽ dành số tiền đó để tổ chức các hoạt động xã hội, xây dựng cộng đồng.”, Dệ cho biết thêm.
Sẽ thiệt thòi nếu không dám dấn thân
Sinh năm 1987, vốn xuất thân từ dân vạn đò xứ Huế, cuộc sống lênh đênh, vất vả theo Dệ từ thơ bé, bởi vậy, mỗi khi nhận được sự giúp đỡ từ đội Công tác xã hội của Thành phố, dù chỉ là chiếc kẹo, món đồ chơi… với cậu bé Dệ khi đó là cả một niềm vui rất lớn. Cũng qua những hoạt động như vậy, Dệ dần nhận ra rằng, những người yếu thế trong xã hội luôn mong muốn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng và rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần, để cuộc sống của họ bớt cơ cực hơn.
Đeo đuổi ý nghĩ đó, từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, Dệ đã nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thiện nguyện, xã hội. Bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện và gắn bó với màu áo xanh từ năm 2008, đến năm 2013, Dệ lập Đề án thành lập Đội Thanh niên tình nguyện Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội.
Năm 2014, sau chuyến hành trình xuyên Việt tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện “Hành trình đỏ”, Dệ được bầu làm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Hành trình đỏ”; năm 2015 được bầu làm Trưởng Ban Mạng lưới Quốc gia khu vực miền Bắc; năm 2016 là thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”; năm 2017 ra Đề án thành lập Cộng đồng tình nguyện Việt Nam với vai trò là Chủ tịch...
Ở bất cứ tổ chức thiện nguyện nào, người ta đều thấy ở chàng trai trẻ xứ Huế nhiệt huyết cống hiến, sự năng động, dám nghĩ, dám làm với nhiều cách làm sáng tạo.Bất cứ hoạt động nào, dù quy mô lớn hay nhỏ do thủ lĩnh Dệ khởi xướng, những người tham gia cùng đều cảm nhận được chất nhân văntừ suy nghĩ đến hành động.Đó, đôi khi đơn giản là cùng đi chợ, nấu ăn và tổ chức một bữa cơmchan chứa yêu thương trong chương trình “Bữa tối cùng người lạ”; đó là cảm xúc vỡ òa hạnh phúc trong chương trình “Thương lắm tiếng chổi tre” với hoạt động tặng hoa, bưu thiếp và cùng sẻ chia công việc với những nữ lao công trong đêm 8/3...
Theo Dệ, một người thủ lĩnh thanh niên cần hội đủ 3 yếu tố: Nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Đủ nhiệt huyết để khẳng định những công việc bạn làm là không bao giờ bỏ dở và không chịu chùn bước trước mọi khó khăn; đủ năng động để bạn có thể tiếp cận, xử lý nhanh mọi việc; và sáng tạo để luôn đưa được ra nhiều mô hình hay, ý nghĩa để thiết thực với cộng đồng, xã hội. “Khi còn trẻ, nếu các bạn không dám dấn thân với các hoạt động tình nguyện thì đó là một sự thiệt thòi rất lớn đối với chính bản thân các bạn.
Môi trường hoạt động xã hội chính là nơi để các bạn có cơ hội học hỏi và trưởng thành mà không một ngôi trường đại học nào có thể mang lại. Mình mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hãy cống hiến một phần công sức cho xã hội, vì xã hội này cần chính sức trẻ của các bạn. Sự cho đi của các bạn ngày hôm nay sẽ đem lại cuộc sống tươi đẹp hơn về tương lai”, thủ lĩnh Đỗ Văn Dệ chia sẻ.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05