Thành phố vì hòa bình trong văn hóa, nghệ thuật
Tự hào người Hà Nội thanh lịch | |
20 năm Hà Nội tự hào “Thành phố vì hòa bình” |
Từ cảm hứng âm nhạc
Trong những năm tháng ấy, đã có hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội trong nhiều đề tài. Trước hết đó là hình ảnh của một Hà Nội với khí thế hào hùng và mạnh mẽ trong vị thế Thủ đô trong cuộc đấu tranh vệ quốc. Trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, nhạc sỹ Văn Cao đã viết cho Hà Nội một số hành khúc như “Thăng Long hành khúc ca”, “Gò Đống Đa”, “Tiến về Hà Nội”. Khi những người lính thuộc Trung đoàn Thủ đô phải rời xa Hà Nội, một trong số đó, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã viết ca khúc "Người Hà Nội" ngày nay đã trở nên quen thuộc.
Hình ảnh Hà Nội trong cuộc chiến với thực dân Pháp cũng là đề tài của các tác phẩm như: "Sẽ về Thủ đô" của Huy Du, "Cảm xúc tháng Mười" của Nguyễn Thành, "Ba Đình nắng" của Bùi Công Kỳ. Trong những tháng năm chống Mỹ, Thủ đô anh hùng trong chiến đấu và kiến thiết được khắc họa đậm nét trong các tác phẩm như "Bài ca Hà Nội" của Vũ Thanh, "Hà Nội - Điện Biên Phủ" của Phạm Tuyên, "Khi thành phố lên đèn" của Thái Cơ, "Tiếng nói Hà Nội" của Văn An v.v...
Ảnh minh họa: T.An |
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện lên với dáng vẻ cổ xưa, kiêu kỳ và lãng mạn, với "ánh đèn giăng mắc", "có bóng trăng thơ in trên mặt hồ", với hình ảnh người con gái "khăn san bay lả lơi trên vai ai", "áo trắng Trưng Vương, Tây Sơn em tan trường về" trong những nhạc phẩm mang nhiều tính chất hoài niệm như “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương, “Nỗi lòng người đi” của Anh Bằng, “Hà Nội ngày tháng cũ” của Song Ngọc hay “Gửi người em gái miền Nam” của Đoàn Chuẩn.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người, truyền thống lịch sử và nét thanh lịch độc đáo của Hà Nội được khắc họa đậm nét qua giai điệu của nhiều nhạc sĩ Việt Nam thuộc nhiều thế hệ khác nhau, như Hoàng Hiệp với "Nhớ về Hà Nội", Phan Nhân với "Hà Nội niềm tin và hy vọng", Hoàng Vân với "Tình yêu Hà Nội", Phú Quang với "Em ơi, Hà Nội phố", ...
Một số địa danh của Hà Nội cũng đã trở thành chủ đề sáng tác trong âm nhạc như "Một thoáng Tây Hồ" của Phó Đức Phương, "Ngẫu hứng sông Hồng" của Trần Tiến, "Chiều Hồ Gươm" của Đặng An Nguyên, "Truyền thuyết Hồ Gươm" của Hoàng Phúc Thắng, "Bên lăng Bác Hồ" của Dân Huyền v.v... Có một số tác phẩm tuy không nhắc đến địa danh Hà Nội trong tựa đề hoặc trong ca từ nhưng được lấy cảm hứng hoặc viết về chính mảnh đất này như: "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu, "Từ một ngã tư đường phố" của Phạm Tuyên, một Hà Nội với ngập tràn các loài hoa đã được nhạc sĩ Giáng Son khắc họa trong "Hà Nội 12 mùa hoa" – Đây cũng là một vẻ đẹp rất riêng của Thủ đô Hà Nội.
Đến cảm hứng hội họa và thi ca
Trong hội họa, họa sĩ Bùi Xuân Phái là một trong những người thành công và gắn bó nhất với Hà Nội. Trong tranh của Bùi Xuân Phái, Hà Nội mang đầy vẻ xưa cũ với những ngôi nhà mái nâu, những con phố nhỏ. Những bức vẽ về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ngày nay thường được biết đến với tên gọi “Phố Phái”. Ngoài ra, còn có một số họa phẩm của các họa sĩ khác vẽ về người Hà Nội đã đi vào lịch sử như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân, “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn, “Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi” của Nguyễn Đỗ Cung.
Trong văn học Việt Nam, Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Thời phong kiến, thành Thăng Long từng là đề tài của nhiều bài thơ như “Long thành cầm giả ca” của Nguyễn Du hay Thăng “Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. Ba nhà văn thường được nhắc đến khi nói về đề tài Hà Nội trong văn học là Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch Lam.
Nguyễn Tuân, người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo, thất vọng bởi cuộc sống trong xã hội "kim khí" xô bồ, thường tìm về những giá trị cũ. Bóng dáng Hà Nội trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách trong Vang bóng một thời như thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù... Vũ Bằng lại qua những trang viết, như “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai”, thể hiện nỗi nhớ và tình yêu Hà Nội, ca ngợi sự tinh tế của các món ăn, khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của thành phố.
Thạch Lam được biết đến qua tập bút ký “Hà Nội 36 phố phường”. Tác phẩm của Thạch Lam thể hiện sự thương xót trước những người nghèo khó, miêu tả hương vị của những món quà quê, những tiếng rao... tất cả những thứ tạo nên văn hóa Hà Nội. Nhiều nhà văn khác cũng có các tác phẩm về thành phố này như “Phố” của Chu Lai, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng. Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh” cũng dành nhiều trang viết về Hà Nội.
Hình ảnh Hà Nội còn xuất hiện rất nhiều trên cả màn ảnh lớn và màn ảnh nhỏ. Sau khi được giải phóng vào năm 1954, không ít những bộ phim của điện ảnh cách mạng đã nói về Hà Nội, trong đó có thể đến đến “Giông tố”, “Sao tháng Tám”, “Hà Nội mùa đông năm 1946”, “Em bé Hà Nội”, “Phía bắc Thủ đô”, “Tiền tuyến gọi”.
“Em bé Hà Nội” - tác phẩm của đạo diễn Hải Ninh, khắc họa cuộc sống của Hà Nội trong thời gian quân đội Hoa Kỳ ném bom miền Bắc đã giành Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1975 và giải đặc biệt của ban giám khảo LHP Liên hoan phim Moskva cùng năm đó.
Sau khi Việt Nam thống nhất, một số bộ phim khác khai thác đề tài về lớp thanh niên sống ở Hà Nội thời kỳ sau chiến tranh, như “Tuổi mười bảy”, “Những người đã gặp”, “Hãy tha thứ cho em”, “Cách sống của tôi”, “Hà Nội mùa chim làm tổ”.
Nhưng kể từ năm 1990, trong suốt một thập niên, phim về Hà Nội dường như vắng bóng trên màn ảnh của điện ảnh Việt Nam. Năm 2000, đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng về Việt Nam sản xuất “Mùa hè chiều thẳng đứng”, một bộ phim chính kịch, xoay quanh cuộc sống của ba chị em gái với bối cảnh Hà Nội. Nhân lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều nhà làm phim Việt Nam đã sản xuất một vài bộ phim về đề tài này.
Trên nền tảng truyền thống quý báu ấy, ngày 16/7/1999, Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Từ đó đến nay, Hà Nội vẫn không ngừng phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, độc đáo riêng có. Đó là sự ghi nhận đánh giá cao những giá trị truyền thống lịch sử – văn hóa, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cũng như khát vọng vì hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Âm nhạc 24/12/2024 11:45
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55