Tăng nguy cơ tử vong vì bệnh dại
Bộ Y tế: Yêu cầu đảm bảo cung ứng vắc xin dại trong mùa hè | |
Chó thả rông, không rọ mõm vẫn “nhởn nhơ” ở nơi công cộng |
Mới đây, một phụ nữ 40 tuổi, ở Bắc Giang lên cơn dại sau hơn 1 tháng bị chó cắn và đã nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau đó tử vong. Bệnh nhân này không tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn. Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Những trường hợp tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.
Tiêm vắc xin phòng dại cho chó. |
PGS. TS Đinh Kim Xuyến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng vắc xin và sinh phẩm y tế, Nguyên Phó Chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại cho biết: Chó luôn được coi là con vật thông minh, thân thiện, có nhiều lợi ích trong đời sống con người. Nhưng khi người dân nuôi chó không có những kiến thức cơ bản về bệnh do chó gây nên, chó sẽ chính là “công cụ giết người tiềm ẩn”. Bên cạnh các nguồn lây bệnh hoang dã từ động vật ăn thịt như khỉ, cáo, chồn, sóc, dơi… thì chó nuôi là con vật chính truyền bệnh dại cho người. Riêng ở Việt Nam, chiếm đến trên 96%, mèo chỉ chiếm 3 – 4 % là nguồn lây bệnh dại.
Khi chú chó cảm nhiễm với vi rút dại, nó chính là nguồn truyền vi rút gây bệnh cho người khi tiếp xúc với nó. PGS. Đinh Kim Xuyến phân tích, chó khi bị dại thường có biểu hiện bất thường, điển hình như: Trở nên rất hung dữ, mắt long sòng sọc, chảy nhiều dớt dãi… Có những trường hợp, chó lại ủ rũ, không ăn uống, nằm góc tối hoặc có thể bị tiêu chảy. “Khi đó, virut dại được bài tiết qua tuyến nước bọt của con chó bị bệnh. Vô tình qua vết cắn, vết cào, vết xước trên da và niêm mạc, người và một số con vật khác có thể bị lây nhiễm bệnh”, PGS. Đinh Kim Xuyến cho biết.
Bộ Y tế cho biết, năm 2018 sẽ đề ra mục tiêu giảm 15-20% số người tử vong do bệnh dại so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2011-2015 (92 ca); giảm 15-20% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người so với giai đoạn 2011-2015. Hiện có 16 tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại (tức là trong 1 năm có từ 5 người bị tử vong do bệnh dại trở lên). |
Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh dại một cách tốt nhất, PGS. Đinh Kim Xuyến khuyến cáo, chó nuôi phải được tiêm vắc xin phòng dại liên tục hàng năm theo đúng quy định của ngành thú y sẽ tạo được miễn dịch không bị bệnh dại. Chó không bị bệnh dại sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cho người. Ngoài ra, người dân cần hạn chế nuôi chó, không thả rông tránh gây khó khăn trong công tác tiêm vắc xin phòng dại thường xuyên. Đối với chó nuôi phải xích, nhốt, khi ra đường phải có rọ mõm để hạn chế cắn người và các con vật.
Khi chó bị dại thường rất hung dữ cắn nhiều người và các con chó khác, trâu, bò, lợn, ngựa,.. sẽ gây ra ổ dịch dại ở động vật lưu truyền năm này sang năm khác, đó là nguyên nhân chính bệnh dại lưu hành. Bởi vậy theo PGS. Đinh Kim Xuyến, việc xử lý triệt để ổ dịch dại ở động vật là quan trọng nhất. Khi chó ốm, có biểu hiện không bình thường phải nhốt cách ly theo dõi, khi tiếp xúc phải có dụng cụ bảo vệ. Sau khi tiếp xúc phải rửa bắng xà phòng, chất sát khuẩn. Khi chó dại, nghi dại chết phải chôn sâu đổ vôi bột để sát khuẩn. Tuyệt đối không làm thịt chó ốm nghi dại vì trong quá trình làm thịt sẽ bị lây nhiễm vi rút qua các vết thương. Người dân cũng không nên bán hoặc di chuyển chó ốm, nghi dại nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh dại cho người và lây lan bệnh dại ở các con vật khác.
Đặc biệt, khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương, mọi người cần rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối và các chất sát khuẩn. Không được làm dập nát vết thương để hạn chế xâm nhập của vi rút dại. Sau đó, cần đến ngay cơ sở y tế có tiêm vắc xin phòng dại để được khám, tư vấn và được điều trị dự phòng sớm theo phác đồ thích hợp nhất. Nhất là những vết thương gần não như : đầu mặt cổ, tay, thân trên, có nhiều vết thương nặng cần phải được điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt.
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời cho người bị chó nghi dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người. Do thời gian ủ bệnh dài nên các trường hợp bị nhiễm vi rút dại nhưng chưa có triệu chứng dại vẫn nên đi tiêm vắc xin phòng dại để tạo miễn dịch trước khi vi rút dại xâm nhập hệ thần kinh trung ương. “Khi bệnh nhân đã có triệu chứng dại thì tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại và các thuốc khác đều không có tác dụng, 100% tử vong” – PGS. Đinh Kim Xuyến nhấn mạnh.
Được biết, trong những tháng đầu năm 2018 tại một số địa phương xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ vắc xin phòng bệnh dại, từ thực tế đó Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên người đã khuyến cáo các điểm tiêm phòng dại cần tăng cường sử dụng phác đồ tiêm trong da thay thế phác đồ tiêm bắp khi sử dụng vắc xin dại để tiết kiệm sử dụng vắc xin, tăng số lượng người được tiêm.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp như: Ban hành kế hoạch dự trù vắc xin; phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch dại kịp thời; hướng dẫn các đia phương thực hiện đúng các quy định hiện hành trong công tác phòng, chống bệnh dại đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương nhập khẩu, kiểm định, phân phối vắc xin này để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của người dân,… Đến nay vắc xin này đã được cung ứng kịp thời cho các cơ sở tiêm chủng vắc xin dại trên phạm vi toàn quốc để người dân có thể tiêm chủng phòng chống bệnh dại.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00