Sửa đổi bổ sung quy định về CĐ trong Hiến pháp năm 1992
Mới đây, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện FES (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo “Quy định về CĐVN trong Hiến pháp năm 1992 - thực trạng và đề xuất hoàn thiện”. Chủ trì hội thảo là TS Hoàng Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và ông Erwin Schweiss Helm - Trưởng đại diện Văn phòng Viện FES tại VN.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, hơn 30 đại biểu là các nhà khoa học, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, chủ tịch một số LĐLĐ địa phương và CĐ ngành T.Ư đã tham gia góp ý kiến sửa đổi, bổ sung những quy định về CĐ trong Hiến pháp 1992.
Tồn tại, hạn chế trong thi hành hiến pháp quy định về CĐ
Hội thảo đã đề cập đến tình hình thi hành Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống CĐ, trong đó nhấn mạnh đến kết quả đạt được, đồng thời đề cập đến một số tồn tại, hạn chế và vướng mắc. Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐVN chỉ ra rằng, quy định của hiến pháp về địa vị pháp lý, chức năng của tổ chức CĐ còn có điểm chưa thật cụ thể, thống nhất nội dung và đồng bộ với Luật CĐ, BLLĐ, Luật MTTQ và các văn bản pháp luật liên quan, trong đó có vấn đề liên quan đến quyền đại diện, bảo vệ lợi ích NLĐ, trách nhiệm của Nhà nước và điều kiện đảm bảo cho CĐ hoạt động.
Đại biểu dự hội thảo cũng chỉ ra rằng, một bộ phận người sử dụng LĐ ở DN ngoài nhà nước còn thiếu trách nhiệm hợp tác với CĐ, né tránh, không tạo điều kiện thành lập và hoạt động CĐ ở DN. Nhiều nơi, người SDLĐ thực hiện không tốt quy định của pháp luật LĐ và CĐ, thậm chí vi phạm thường xuyên, nghiêm trọng nhưng không xử lý nghiêm minh, kịp thời đã làm giảm hiệu lực pháp luật, quyền CĐ và lòng tin của NLĐ.
Trong khi đó, vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực LĐ, CĐ chưa đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật còn nhiều khiếm khuyết, bất cập làm ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện có hiệu quả quyền và trách nhiệm của tổ chức CĐ.
Khẳng định và nâng cao địa vị pháp lý của CĐ
Hội thảo thống nhất cho rằng, sửa đổi, bổ sung quy định về CĐ trong Hiến pháp 1992 cho phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới là đòi hỏi khách quan, tất yếu. Ông Nguyễn Duy Vy - Phó Trưởng ban CSPL Tổng LĐLĐVN nêu rõ: Cần phải xác định, duy trì và khẳng định nhất quán địa vị pháp lý của CĐVN theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp 1992, Luật CĐ 2012 và NQ số 20 -NQ/TW/2008 của BCHTƯ Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.
Trên cơ sở kế thừa quy định của hiến pháp hiện hành, đồng bộ với Luật CĐ 2012 và BLLĐ 2012, cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh Điều 10 Hiến pháp 1992 bao gồm cả 2 nội dung: Thứ nhất, quy định CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của NLĐ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, là thành viên trong hệ thống chính trị của XH Việt Nam; đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý KTXH, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, DN; tuyên truyền, vận động CNVCLĐ xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN. Thứ hai, cần quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo, tạo điều kiện cho Tổng LĐLĐVN và các cấp CĐ hoạt động có hiệu quả.
• Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh: Sửa đổi, bổ sung những quy định về CĐVN trong hiến pháp là vấn đề rất quan trọng. Nó là căn cứ, là điều kiện pháp lý cho tổ chức và hoạt động CĐ. Tổng LĐLĐVN mong muốn nhận được nhiều ý kiến tham gia góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý và cán bộ CĐ..., trên cơ sở đó tổng hợp để có đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, tham gia với Uỷ ban Soạn thảo sửa đổi hiến pháp để sửa đổi, bổ sung các quy định về CĐVN cho phù hợp với sự phát triển KTXH của đất nước và yêu cầu xây dựng, phát triển GCCN trong thời kỳ mới. • GS - Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ: Đảng Cộng sản Việt Nam sở dĩ được thừa nhận là “đảng cầm quyền”, mà Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vì Đảng trước khi tự xác định là đội ngũ tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc , thì điều kiện tiên quyết phải là đội tiên phong của GCCN. Điều đó là nhất quán cả trong Điều lệ Đảng và trong hiến pháp hiện hành. • Ông Nguyễn Văn Trình - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh: Bên cạnh tư cách thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, CĐ đang ngày càng đặc biệt coi trọng vai trò là tổ chức đại diện của NLĐ và là chủ thể của quan hệ LĐ. CĐ thực hiện việc tham vấn, đối thoại và đàm phán với người SDLĐ, với tổ chức của người SDLĐ và các cơ quan nhà nước nhằm xây dựng quan hệ LĐ hài hoà, bảo vệ quyền và lợi ích NLĐ. Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích NLĐ là trách nhiệm, đồng thời là một quyền cơ bản của CĐ. • PGS-TS Nguyễn An Lương - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN: Việc sửa đổi, bổ sung quy định về CĐVN trong hiến pháp hiện hành phải đảm bảo hai điều kiện. Thứ nhất, CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thứ hai, 3 chức năng của CĐ (đại diện bảo vệ NLĐ, tham gia quản lý, tuyên truyền giáo dục NLĐ) vẫn phải giữ vững và tăng cường. Cần phải giữ vững và phát huy được Điều 10 của Hiến pháp 1992 quy định về CĐ, vì chỉ có GCCN Việt Nam mới có đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. • Bà Trịnh Thị Giới - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Sự thay đổi của quan hệ LĐ đòi hỏi CĐ phải lấy lĩnh vực LĐ làm lĩnh vực hoạt động cơ bản và lấy việc điều hòa, ổn định quan hệ LĐ làm nhiệm vụ xã hội cơ bản. Trong điều kiện KT thị trường định hướng XHCN, CĐ có vai trò điều hòa và ổn định quan hệ LĐ xã hội - đây là vai trò mà không một tổ chức nào khác có thể thay thế. • TS Bạch Quốc Khang - Chủ tịch CĐ NNPTNTVN: Vừa qua còn có một số ý kiến cho rằng việc khẳng định vai trò đại diện đối với CNVCLĐ là chức năng cơ bản của CĐ là quá đề cao vị thế CĐ so với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Nhưng thực tế rõ ràng là vai trò này của CĐVN đã được thừa nhận là luật định hóa, phản ánh nhận thức xã hội đã phù hợp với lý luận và thực tiễn hoạt động CĐ trong hơn 80 năm qua. “Đại diện cho NLĐ” là vai trò tất yếu, có tính “bẩm sinh” của tổ chức CĐ, khi GCCN và đội ngũ NLĐ thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp thông qua tổ chức CT – XH của mình. |
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
Công đoàn 24/12/2024 17:32
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Hoạt động 24/12/2024 07:52
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Hoạt động 24/12/2024 07:42
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32