“Quả bóng” quản lý giá sữa đẩy sang các cơ quan mới: Điều gì sẽ xảy ra?
Quản lý giá sữa sắp có chủ mới
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 177/2013/NĐ-CP về việc quản lý, thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo đó, việc tiếp nhận và rà soát biểu mẫu đăng ký giá, hướng dẫn đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Công Thương.
Sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu giao Bộ Công Thương quản lý về giá sẽ ra sao? |
Cụ thể, căn cứ Điều 17 Luật Giá quy định các biện pháp bình ổn giá, dự thảo Nghị định sửa đối, bổ sung thêm các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương và Bộ Y tế để tăng thêm các công cụ điều tiết giá đối với mặt hàng bình ổn giá do các bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn. Đặc biệt, dự thảo Nghị định nêu rõ: Tách quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành 2 khoản riêng để đảm bảo rõ ràng, bao gồm điều hòa cung cầu hàng hóa; kiểm soát hàng tồn kho; đăng ký giá và định giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng thời, bổ sung thêm biện pháp định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.
Trên cơ sở bổ sung quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp bình ổn giá của Bộ Công Thương, dự thảo Nghị định sửa đổi thẩm quyền của Bộ Tài chính áp dụng biện pháp đăng ký giá đối với các mặt hàng bình ổn giá trừ mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương.
Lý do đã xác đáng?
Dẫu vẫn biết, việc sản xuất, nhập khẩu bao nhiêu sữa là do Bộ Công Thương quản lý. Song, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về giá, đáng lẽ Bộ Tài chính phải lấy các số liệu do Bộ Công Thương báo cáo sang làm cơ sở để xây dựng cơ chế bình ổn giá đối với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chỉ có các chuyên viên ở Bộ Tài chính và các cục, viện liên quan của Bộ này mới đủ năng lực chuyên môn để thẩm định giá, còn Bộ Công Thương rất khó thẩm định. Do đó, nếu giao cho Bộ Công Thương thống nhất quản lý Nhà nước về giá sữa, bình ổn giá sửa cho trẻ em dưới 6 tuổi là chưa hợp lý và không đúng với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành. |
Lý do soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 177 trong đó có việc chuyển quản lý bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương theo giải trình của Bộ Tài chính như sau: Việc triển khai thực hiện bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thời gian qua đã đạt được kết quả tốt, giúp ổn định mặt bằng giá sữa trên thị trường, giảm gánh nặng chi phí bất hợp lý cho người tiêu dùng do giá sữa tăng quá cao bất hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai và phối hợp giữa các cấp ban, ngành từ Trung ương, tới địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm nhiều thương hiệu, chủng loại khác nhau và khi bắt đầu thực hiện biện pháp bình ổn giá thì danh mục này do Bộ Y tế quản lý, nhưng chưa được ban hành.
Bộ Công Thương quản lý cơ quan tham tán thương mại ở nước ngoài, qua đó có thể nắm được tình hình giá sữa nhập khẩu của các thị trường, diễn biến giá, nguồn cung thị trường thế giới và đồng thời có hệ thống cơ quan quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh. Bởi thế, khi Bộ Tài chính chủ trì thực hiện bình ổn giá sữa nêu trên phụ thuộc nhiều vào công tác phối hợp của các bộ chuyên ngành. Tại địa phương, Sở Tài chính được UBND tỉnh, thành phố giao chủ trì triển khai, hướng dẫn công tác bình ổn giá sữa lúc đầu cũng gặp nhiều vướng mắc do chưa có danh mục mặt hàng sữa do Bộ Y tế quản lý, việc kiểm tra, giám sát các tổ chức, cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn tỉnh, thành rất khó khăn và phải dựa vào cơ quan quản lý thị trường.
Trên cơ sở thực tiễn điều hành, quản lý giá sữa trong thời gian vừa qua cho thấy, vai trò của Bộ Công Thương rất quan trọng từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông sữa trên thị trường, do hơn 70% nguồn cung sữa bột trong nước là nguồn sữa nhập khẩu. Do đó, việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương là hợp lý.
Chưa hợp lý
Được biết, Nghị định đã được trình Chính phủ, song Bộ Công Thương vẫn không muốn nhận trách nhiệm này.
Như đã đề cập, Bộ Công Thương chỉ là cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước về quy hoạch, sản xuất - kinh doanh; xuất - nhập khẩu trong lĩnh vực công thương (công nghiệp - thương mại); Bộ Y tế là cơ quản lý Nhà nước về khám, chữa bệnh, còn Bộ Tài chính là cơ quan mưu, hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước về tài chính, trong đó có lĩnh vực giá cả. Bằng chứng, chỉ có Bộ này mới có Cục Quản lý giá. Vậy, nếu chuyển việc quản lý giá, bình ổn giá sữa sang cho Bộ Công Thương chủ trì quản lý liệu có xảy ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, tính minh bạch trong quản lý Nhà nước sẽ còn có khó hơn.
Dẫu vẫn biết, việc sản xuất, nhập khẩu bao nhiêu sữa là do Bộ Công Thương quản lý. Song, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về giá, đáng lẽ Bộ Tài chính phải lấy các số liệu do Bộ Công Thương báo cáo sang làm cơ sở để xây dựng cơ chế bình ổn giá đối với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Chỉ có các chuyên viên ở Bộ Tài chính và các cục, viện liên quan của Bộ này mới đủ năng lực chuyên môn để thẩm định giá, còn Bộ Công Thương rất khó thẩm định. Do đó, nếu giao cho Bộ Công Thương thống nhất quản lý Nhà nước về giá sữa, bình ổn giá sửa cho trẻ em dưới 6 tuổi là chưa hợp lý và không đúng với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35